Buổi tiếp kiến chung 10/8: "Lòng Thương Xót là một hành trình bắt đầu từ tâm hồn dẫn đến đôi tay"

Buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Hội trường Phaolo VI: “Lòng Thương Xót là một hành trình bắt đầu từ tâm hồn dẫn đến đôi tay”; từ việc chữa lành đến những việc bác ái xuất phát từ lòng thương người.

20160811 tiep kien chung

“Thiên Chúa muốn chúng ta phải luôn đứng vững, Ngài đã tạo dựng chúng ta để chúng ta đứng vững trên đôi chân chính mình”, và khi chúng ta vấp ngã, Ngài nói với chúng ta: “Hãy trỗi dậy!”.

Trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 10/8 tại Hội trường “Paul VI”, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục chia sẻ về Năm Thánh Lòng Thương Xót. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Lòng Thương Xót là một hành trình bắt đầu từ tâm hồn dẫn đến đôi tay”, hay đúng hơn nó bắt đầu bằng việc chữa lành qua cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu – Đấng ‘chạnh lòng thương’ hằng luôn nâng dậy những ai vấp ngã, và nó có thể được hiểu như là những hành vi thể hiện Lòng thương xót đối với tha nhân.

“Trình thuật Tin Mừng theo Thánh Luca (Lc 7, 11-17) mà chúng ta vừa nghe cho chúng ta thấy một phép lạ thực sự vĩ đại của Chúa Giêsu – sự phục sinh của một cậu bé con trai của một bà góa”, Đức Thánh Cha bắt đầu. “Tuy nhiên, trọng tâm của câu chuyện này không phải là phép lạ đã được thực hiện, nhưng chính là lòng nhân hậu của Chúa Giêsu đối với bà mẹ của cậu bé này. Ở đây, Lòng thương xót xuất phát từ thái độ xót thương đối với một người phụ nữ đã góa chồng và nay bà ta đang vô cùng đau buồn trên đường đưa đứa con yêu dấu duy nhất của mình đến nghĩa trang để chon cất. Chính điều này – sự đau đớn tột cùng của một người mẹ đã đánh động Chúa Giêsu – khiến Chúa Giêsu đã ra tay thực hiện một phép lạ làm cho cậu bé sống lại”.

“Trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này, đây quả là một điều tốt, bằng việc bước qua Cửa Thánh – Cánh Cửa của Lòng Thương Xót – các tín hữu khi thực hiện việc hành hương nên nhớ đến chi tiết này mà Tin Mừng cho biết đã xảy ra tại cửa thành Nain”, khi Chúa Giêsu thấy một bà mẹ đang khóc lóc thảm thiết trên đường đưa đứa con trai bà ra nghia trang để thực hiện việc chôn cất, đoạn người nói đám rước dừng lại, và “chạnh lòng thương trước bà mẹ này” – một người đã “đánh động tâm hồn Chúa Giêsu”, “Chúa Giêsu quyết định đối diện với tử thần như thể mặt đối mặt – và Ngài sẽ đối đầu với cái chết cho đến tận cùng, mặt đối mặt, trên thánh giá”.

“Đối với Cửa Thánh” – Đức Thánh Cha tiếp tục – “mỗi người chúng ta đến đây mang theo cuộc sống của chính mỗi người chúng ta, mang theo những niềm vui cũng như những đau khổ, những kế hoạch cũng như những thất bại, những nghi ngờ cũng như những nỗi sợ hãi của chính mỗi người chúng ta để cùng dâng hết cho Lòng thương xót của Thiên Chúa. Chúng ta xác tín một điều rằng, chính nơi Cửa Thánh, Thiên Chúa hiện diện gần gũi để gặp gỡ mỗi người chúng ta, và chính Ngài sẽ ngỏ lời với mỗi người chúng ta: “Đừng khóc nữa!”. Đây chính là ‘Cửa’ của sự gặp gỡ giữa những đau khổ của nhân loại và Lòng thương xót của Thiên Chúa. Chúng ta hãy luôn ghi nhớ rằng: đây chính là sự gặp gỡ giữa những đau khổ của nhân loại và Lòng thương xót của Thiên Chúa”.

“Bằng việc bước qua cửa này” – Đức Thánh Cha nói – “chúng ta thực hiện một hành trình bước vào Lòng thương xót của Thiên Chúa – cũng như đã nói với cậu bé đã qua đời – Đấng ngỏ lời với mỗi người chúng ta: “Này con, hãy trỗi dậy! Hãy trỗi dậy! Thiên Chúa muốn chúng ta phải đứng lên. Đối với mỗi người chúng ta, Thiến Chúa nói: Hãy trỗi dậy! Thiên Chúa muốn chúng ta đứng dậy, Ngài tạo dựng nên chúng ta để chúng ta đứng vững, và cũng chính vì điều này mà Lòng thương xót của Chúa Giêsu đã mang lại sự chữa lành. Bằng việc bước qua Cửa Thánh, chúng ta được nghe chính lời của Thiên Chúa nói với chúng ta: Hãy trỗi dậy! Chính lời sức mạnh uy quyền của Chúa Giêsu có thể khiến chúng ta trỗi dậy và làm việc nơi mỗi người chúng ta, đưa chúng ta từ sự chết đến sự sống. Lời Ngài làm cho chúng ta được hồi sinh, đem lại niềm hy vọng, làm hồi sinh những tâm hồn mỏi mệt, mở ra trước mắt chúng ta cái nhìn về một thế giới vượt trên những đau khổ và sự chết.  Được khắc ghi trên Cửa Thánh, đối với mỗi người chúng ta, là kho tàng vô tận của Lòng thương xót của Thiên Chúa”.

Chứng kiến việc cậu bé trỗi dậy từ cõi chết và được trao cho mẹ cậu, “tất cả đều kinh ngạc và tôn vinh Thiên Chúa rằng: “Một tiên tri vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta!”. Và “Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người”, Đức Thánh Cha nói. “Do đó, điều Chúa Giêsu thực hiện không chỉ là một hành động của sự cứu rỗi dành cho bà góa và con trai bà, hoặc là một cử chỉ của lòng nhân hậu Ngài chỉ giới hạn cho thành ấy. Qua hành động giải thoát đầy lòng thương xót của Chúa Giêsu, Thiên Chúa đến gặp gỡ dân Ngài, mọi ân sủng của Thiên Chúa tuôn đổ xuống trên muôn dân và sẽ tiếp tục trao ban cho nhân loại qua Chúa Giêsu”. Với ý nghĩa này, “việc vui mừng cử hành Năm Thánh, mà qua đó”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Cha muốn được trải nghiệm nơi tất cả các Giáo Hội địa phương, nghĩa là, tất cả các Giáo Hội trên toàn thế giới, không chỉ tại Rome, nghĩa là, như thể Giáo Hội rải rác khắp nơi trên toàn thế giới hòa cùng một bài ca tán tụng Thiên Chúa”.  Do đó, Lòng thương xót, “nơi Chúa Giêsu hay nơi mỗi người chúng ta, là một cuộc hành trình bắt đầu từ tâm hồn đi đến đôi tay … Điều đó có nghĩa là gì? Chúa Giêsu nhìn mỗi người chúng ta, Ngài ra tay chữa lành và nói “Này con, hãy trỗi dậy” … với một tâm hồn đã được Chúa Giêsu chữa lành, mỗi người chúng ta có thể thực thi các công việc của Lòng thương xót bằng chính đôi bàn tay của mình. Chúa Giêsu nhìn mỗi người chúng ta, chữa lành mỗi người chúng ta bằng Lòng thương xót của Ngài và nói với mỗi người chúng ta “Hãy trỗi dậy”, từ đó tâm hồn chúng ta được đổi mới. Với một quả tim mới đã được Chúa Giêsu chữa lành, chúng ta sẽ có thể thực thi những công việc của Lòng thương xót qua đôi tay của mình để giúp đỡ những ai đang cần đến chúng ta. Lòng thương xót là một hành trình bắt đầu từ tâm hồn dẫn đến đôi bàn  tay, có nghĩa là, các công việc bác ái thể hiện Lòng thương xót”.

Trong lời chào bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha nhắc lại một ý tưởng: “Một ngày nọ, có một vị Giám mục nói với Cha rằng Ngài đã cho thực hiện những cánh của của Lòng thương xót nơi giáo phận của Ngài để làm lối ra vào. Cha hỏi Ngài tại sao lại làm vậy? Ngài giải thích rằng những ai bước qua cánh cửa ấy để nài xin sự tha thứ và Lòng thương xót của Chúa Giêsu ” cũng sẽ “đem Lòng thương xót đến cho những  người khác: đây quả là một vị Giám mục thông minh? Chúng ta cũng hãy làm như vậy. Hành trình của Lòng thương xót bắt đầu từ tâm hồn dẫn đến đôi bàn  tay, đây chính là một Giáo hội mở ra với thế giới bên ngoài! “.

Minh Tuệ (theo Vatican Insider)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết