Buổi tiếp kiến ​​chung 5/6: Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích việc sử dụng đúng đắn sự tự do Kitô giáo

Đức Thánh Cha Phanxicô chào những người tập trung trong buổi tiếp kiến ​​chung hôm Thứ Tư, ngày 5 tháng 6 năm 2024, tại Quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican (Ảnh: Elizabeth Alva/EWTN)

Đức Thánh Cha Phanxicô chào những người tập trung trong buổi tiếp kiến ​​chung hôm Thứ Tư, ngày 5 tháng 6 năm 2024, tại Quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican (Ảnh: Elizabeth Alva/EWTN)

Hôm thứ Tư, ngày 5 tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ rằng Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta sự tự do để làm điều tốt và phục vụ người khác – chứ không phải làm bất cứ điều gì chúng ta muốn hoặc bóc lột kẻ yếu thế.

Phát biểu tại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi tiếp kiến ​​công chúng hàng tuần, Đức Thánh Cha đã đưa ra bài học thứ hai trong loạt bài chia sẻ Giáo lý về Chúa Thánh Thần và Giáo hội.

Cuộc gặp gỡ hôm thứ Tư ngày 5 tháng 6 tập trung vào đoạn Kinh Thánh 2 Cô-rin-tô 3:17: “Ở đâu có Chúa Thánh Thần, ở đó có tự do”.

Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi tiếp kiến ​​chung hôm Thứ Tư, ngày 5 tháng 6 năm 2024, tại Quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi tiếp kiến ​​chung hôm Thứ Tư, ngày 5 tháng 6 năm 2024, tại Quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican (Ảnh: Truyền thông Vatican)

“Một người tự do, một Kitô hữu tự do, là người có Chúa Thánh Thần”, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích.

“Đây là một sự tự do rất đặc biệt, hoàn toàn khác với những gì người ta thường hiểu. Đó không phải là tự do làm điều mình muốn, mà là tự do làm điều Thiên Chúa muốn. Không phải tự do làm điều thiện hay điều ác, mà là tự do làm điều tốt và làm điều đó một cách tự do, nghĩa là bằng sự cuốn hút chứ không phải bằng sự ép buộc”.

“Nói cách khác”, Đức Thánh Cha tiếp tục, đó là “sự tự do của trẻ nhỏ, chứ không phải của những kẻ nô lệ”.

Đức Thánh Cha Phanxicô chúc lành cho trẻ em trong buổi tiếp kiến ​​chung vào Thứ Tư, ngày 5 tháng 6 năm 2024, tại Quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô chúc lành cho trẻ em trong buổi tiếp kiến ​​chung hôm Thứ Tư, ngày 5 tháng 6 năm 2024, tại Quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng suy tư về danh xưng mà Chúa Thánh Thần được gọi trong Kinh Thánh, bởi vì, ngài nói, cái tên là một phần quan trọng của một con người và cách chúng ta xưng hô, phân biệt và tưởng nhớ đến người đó.

Chúng ta biết ngôi thứ ba trong Ba Ngôi với danh hiệu “Chúa Thánh Thần”, Đức Thánh Cha giải thích, nhưng các Tiên tri, các tác giả Thánh vịnh, Đức Maria, Chúa Giêsu và các Tông đồ đã cầu khẩn Chúa Thánh Thần bằng tên “’Ruach’, có nghĩa là hơi thở, gió, luồng khí”.

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết những cái tên rất quan trọng trong Kinh Thánh và chúng nói lên điều gì đó về con người cũng như nguồn gốc hoặc sứ mệnh của một người.

Cái tên ‘Ruach’ cũng có thể cho chúng ta biết điều gì đó về Chúa Thánh Thần, Đức Thánh Cha Phanxicô nói. “Hình ảnh gió trước hết dùng để diễn tả quyền năng của Chúa Thánh Thần”.

Chúa Giêsu, Đức Thánh Cha nói, cũng liên kết Chúa Thánh Thần với sự tự do. “Với Ni-cô-đê-mô, người đến thăm Ngài vào ban đêm, Chúa Giêsu long trọng tuyên bố: ‘Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông nghe tiếng gió, nhưng ông không biết gió đến từ đâu và đi đâu. Ai được sinh bởi Thần Khí thì cũng như vậy’ (Ga 3:8)”.

Đặc điểm của gió là nó không thể đóng chai hay bỏ vào hộp, Đức Thánh Cha nói. “Nó bay tự do không bị ràng buộc”.

Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo chống lại cám dỗ “đóng chặt Chúa Thánh Thần trong các Giáo luật, thể chế, định nghĩa”.

“Chúa Thánh Thần tạo lập và làm sinh động các thể chế, nhưng bản thân Ngài không thể bị ‘thể chế hóa’, ‘khách quan hóa’. ‘Gió thổi đi đâu thì thổi’, vì vậy Chúa Thánh Thần ban phát những ân sủng của Người ‘theo ý của Người’, Đức Thánh Cha nói, trích Thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi tín hữu Cô-rin-tô.

Đức Thánh Cha Phanxicô ban phép lành trong buổi tiếp kiến ​​chung vào Thứ Tư, ngày 5 tháng 6 năm 2024, tại Quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican (Ảnh:Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô ban phép lành cho các tín hữu trong buổi tiếp kiến ​​chung vào Thứ Tư, ngày 5 tháng 6 năm 2024, tại Quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha lưu ý rằng cũng có thể có sự lạm dụng quyền tự do, như Thánh Phaolô đã nhận thức và viết trong thư gửi tín hữu Ga-lát: “Quả thế, thưa anh em, anh em đã được gọi để hưởng tự do. Có điều là đừng lợi dụng tự do để sống theo tính xác thịt, nhưng hãy lấy đức mến mà phục vụ lẫn nhau” (Gl 5:13)

“Chúng ta biết rõ khi nào sự tự do này trở thành ‘cái cớ cho xác thịt’, Đức Thánh Cha tiếp tục. “Thánh Phao-lô đưa ra một danh sách luôn có liên quan: ‘dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hoà, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy’”.

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết việc bóc lột người nghèo, người yếu thế và môi trường bởi những người giàu có hơn và mạnh thế hơn cũng là hành vi lạm dụng sự tự do chứ không phải sự tự do của Thánh Thần.

“Chúng ta lấy đâu ra sự tự do này của Chúa Thánh Thần, vốn trái ngược với sự tự do ích kỷ?”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói. “Câu trả lời nằm trong những lời Chúa Giêsu nói với những người đang lắng nghe Ngài: ‘Nếu người Con có giải phóng các ông, thì các ông mới thực sự là những người tự do’ (Ga 8:36). Đây là sự tự do mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Giêsu làm cho chúng ta, nhờ Chúa Thánh Thần, trở thành những người nam nữ thực sự được tự do. Tự do phục vụ, trong tình yêu và niềm vui”.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube