Buổi cầu nguyện đại kết tại Hồng Kông thúc giục các Kitô hữu giải quyết cuộc khủng hoảng sinh thái đang leo thang

Các nhà lãnh đạo Công giáo và Tin lành ở Hồng Kông đã tổ chức một buổi cầu nguyện đại kết nhằm kêu gọi hành động chung giữa các Kitô hữu nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng sinh thái đang leo thang.

Bức ảnh này được chụp vào ngày 9 tháng 11 năm 2023, cho thấy nhà giáo dục môi trường Yeungs Ting khi chị đến địa điểm Ha Shan Tuk trong một buổi dọn dẹp bãi biển gần Vịnh Clear Water ở Hồng Kông. Hồng Kông đã ngập trong rác thải -- 13 bãi rác đang tràn ngập và 3 bãi rác cuối cùng dự kiến sẽ đầy vào năm 2030 (Ảnh: Su Xinqi / AFP)

Bức ảnh này được chụp vào ngày 9 tháng 11 năm 2023, cho thấy nhà giáo dục môi trường Yeungs Ting khi chị đến địa điểm Ha Shan Tuk trong một buổi dọn dẹp bãi biển gần Vịnh Clear Water ở Hồng Kông. Hồng Kông đã ngập trong rác thải — 13 bãi rác đang tràn ngập và 3 bãi rác cuối cùng dự kiến sẽ đầy vào năm 2030 (Ảnh: Su Xinqi / AFP)

Sự kiện này đánh dấu sự kết thúc của Mùa Sáng Tạo và Lễ Thánh Phanxicô Assisi, nhằm mục đích làm nổi bật mối liên hệ giữa đức tin, trách nhiệm với môi trường và công lý xã hội.

Giáo hội Công giáo tại Hồng Kông và Hội đồng Kitô giáo Hồng Kông, cùng với những người ủng hộ môi trường, đã dẫn đầu những suy tư về nhu cầu cấp thiết của việc hoán cải môi sinh, theo báo cáo của Sunday Examiner, cơ quan thông tấn chính thức của Giáo phận Hồng Kông.

Đức Giám mục phụ tá Joseph Ha Chi-shing đã trích dẫn Thông điệp Laudato Si’ năm 2015 của Đức Thánh Cha Phanxicô, nhắc nhở những người tham gia sự kiện về nguyên nhân gốc rễ của tình trạng suy thoái môi trường.

Vị Giám chức lưu ý rằng chúng xuất phát từ “tư duy ích kỷ của con người, thiếu nhận thức về cuộc khủng hoảng, mong muốn thống trị thiên nhiên và các chính sách của chính phủ chỉ tập trung vào sự tăng trưởng kinh tế”.

“Thông điệp được công bố cách đây một thập kỷ đã cảnh báo chúng ta rằng ý thức của con người phải chuyển sang nhận thức sâu sắc hơn về cội nguồn chung và tương lai chung của chúng ta để nhận thức này dẫn đến những xác quyết, thái độ và lối sống mới”.

Đức Giám mục Ha Chi-shing kêu gọi cộng đồng Kitô giáo đảm nhận vai trò là người chăm sóc thiên nhiên và đồng thời kêu gọi các chính sách và sự hợp tác liên tôn ưu tiên việc chăm sóc môi trường.

Lister Cheung, cựu giám đốc điều hành của Hiệp hội Bảo tồn, nhấn mạnh trách nhiệm của các Kitô hữu trong việc giảm thiểu lượng khí thải carbon, đồng thời liên hệ cuộc khủng hoảng sinh thái hiện nay với cuộc khủng hoảng tâm linh.

“Đối với các Kitô hữu, việc giảm lượng khí thải carbon của họ là điều bắt buộc vì Thiên Chúa đã dự định tạo ra một môi trường tươi đẹp”, ông Cheung nói. “Thiên Chúa đã tạo ra một chu trình cho mọi thứ chứ không tạo ra rác thải, mà thực tế là một nguồn tài nguyên”.

Giáo sư Ng Mee-kam từ Khoa Địa lý và Quản lý Tài nguyên tại Đại học Trung Quốc tại Hồng Kông đã chỉ trích sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận môi trường lành mạnh dựa trên hệ thống phân cấp xã hội và thúc đẩy “công lý đất đai” như một yếu tố quan trọng để đạt được một xã hội công bằng và bền vững.

Yvonne Lam, thuộc Hội bảo tồn thiên nhiên Hồng Kông, đã suy ngẫm về sự cân bằng phức tạp trong công trình sáng tạo của Thiên Chúa, quan sát cách mà “công trình sáng tạo có thể lên tiếng thông qua những thiết kế tinh tế của Thiên Chúa, chẳng hạn như luồng không khí trên Trái đất, hình dạng của cây cối và sự cân bằng của động vật trong chuỗi thức ăn”.

Bà Lam đã chỉ ra khuynh hướng lịch sử của loài người trong việc thao túng thiên nhiên để phục vụ lợi ích cá nhân, đặc biệt là trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp, và đồng thời kêu gọi các tín hữu tuân theo trật tự do Thiên Chúa thiết lập với sự khiêm nhường.

Buổi cầu nguyện đại kết bao gồm một phút suy ngẫm được chủ sự bởi Thầy William Ng thuộc Dòng Phanxicô, người đã mời gọi cộng đoàn tham dự sử dụng năm giác quan của mình để trải nghiệm các yếu tố của thiên nhiên.

Vị Tu sĩ Dòng Phanxicô hướng dẫn họ cảm nhận luồng không khí và nước trong cơ thể và mặt đất dưới chân, khuyến khích họ suy ngẫm về giáo huấn của Thánh Phanxicô Assisi, coi các yếu tố của thiên nhiên là anh chị em của mình.

Mục sư Grace Bok của ‘One Body in Christ’ (Một Thân Mình Trong Đức Kitô, người đồng soạn thảo những lời cầu nguyện chung, đã kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa cộng đồng Công giáo và Tin lành để giải quyết các vấn đề về môi trường.

Tuy nhiên, Mục sư Grace Bok đã thừa nhận những thách thức trong việc thực hiện các hoạt động bền vững trong các cộng đồng Giáo hội. “Có tình trạng sử dụng lạm dụng quá mức máy điều hòa và khăn giấy”, vị Mục sư chỉ ra, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải thay đổi lối sống thực tế vốn chỉ cần “những nỗ lực nhỏ trong cuộc sống hàng ngày”.

Minh Tuệ (theo Licas News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết