
Những thường dân bị buộc phải di tản bởi cuộc nội chiến ở Sri Lanka nhìn ra bên ngoài từ phía sau hàng rào dây thép gai xung quanh trại tập trung giam giữ họ tại Vavuniya vào ngày 21 tháng 11 năm 2009. Một báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết các nhóm thiểu số đã phải chịu đựng các hành vi vi phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo kể từ khi cuộc xung đột 26 năm kết thúc vào năm 2009 (Ảnh: AFP)
Hiệp hội Kitô giáo Anh-Pakistan (BPCA) ủng hộ báo cáo gần đây của chuyên gia LHQ về các vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo.
Một nhóm Kitô giáo đã ca ngợi tầm quan trọng của những phát hiện trong báo cáo của báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về các vụ vi phạm tự do tôn giáo ở Sri Lanka.
Báo cáo, vừa được trình bày trước Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHRC), nêu chi tiết về việc các nhóm thiểu số tôn giáo bao gồm các tín đồ Kitô giáo, Hồi giáo, Ấn giáo và Các nhân chứng Jehovahah đã phải chịu đựng những hành vi vi phạm nghiêm trọng đối với tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng kể từ khi cuộc nội chiến ở Sri Lanka kết thúc vào năm 2009.
Hiệp hội Kitô giáo Anh-Pakistan (BPCA) cho biết những phát hiện này được kiểm chứng bằng cuốn sách có tựa đề: “Bộ Nội vụ Anh phủ nhận Cuộc đàn áp Kitô giáo tại Sri Lanka”, sẽ được phát hành vào tháng Năm.
Được ủy quyền bởi Desmond Fernandes, cựu giảng viên của Đại học De Montfort ở Anh, cuốn sách cung cấp tài liệu phong phú được trích từ nhiều nguồn khác nhau để hỗ trợ cho luận điểm của báo cáo viên đặc biệt rằng các nhóm thiểu số tôn giáo phải đối mặt với những hạn chế trong việc biểu lộ tôn giáo của họ như việc khiến một người nào đó từ bỏ tôn giáo của họ để theo tôn giáo khác, chuyển đổi đạo và việc xây dựng những cơ sở thờ phượng cộng thêm nhiều vụ tấn công bạo lực.
Cuốn sách ghi lại bản chất và mức độ của cuộc đàn áp Kitô hữu ở Sri Lanka và cách thức mà Bộ Nội vụ Anh tiếp tục khẳng định rằng các nhóm thiểu số tôn giáo không phải đối mặt với nguy cơ thực sự bị tổn hại hoặc đàn áp nghiêm trọng ở Sri Lanka.
Người ủy thác của BPCA, bà Juliet Chowdhry, cho biết rằng cuốn sách của Hiệp hội đã được ủy quyền ngay sau khi các thành viên gặp gỡ các nhà lãnh đạo cộng đồng Sri Lanka sau các vụ đánh bom hôm Lễ Phục sinh năm 2019.
“Trong các cuộc họp và liên lạc của chúng tôi, chúng tôi đã được thông báo về sự tuyệt vọng của họ rằng đã có rất ít sự thay đổi kể từ khi kết thúc cuộc nội chiến”, bà Juliet Chowdhry nói.
“Những bảo đảm được thực hiện cho sự thay đổi được thực hiện bởi chính phủ Sri Lanka đã không bao giờ trở thành hiện thực và những thủ phạm được biết đến đối với các tội ác chiến tranh đã thoát khỏi công lý”.
“Bằng cách rút khỏi nghị quyết do UNHRC đồng tài trợ [để thực hiện trách nhiệm và việc hòa giải sau cuộc nội chiến], chính phủ Sri Lanka đã thể hiện rất ít hoặc không hề nhiệt thành để sửa chữa những sai lầm trong quá khứ và đó quả là một đòn giáng mạnh mẽ vào các nhà vận động”.
“Hơn nữa, sự chia rẽ xã hội vẫn tồn tại và cuộc đàn áp ở đất nước này đang gia tăng một cách rõ rệt, khiến cho niềm hy vọng hòa bình bền vững của các dân tộc thiểu số vẫn ở mức thấp nhất. Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho các Kitô hữu ở Sri Lanka cũng như trong toàn tiểu lục địa Nam Á”.
Trong báo cáo của mình, ông Ahmed Shaheed, báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, cho biết không có sự chấm dứt nào đối với một số vấn đề liên quan đến cuộc nội chiến kéo dài 26 năm.
“Mặc dù đã có một số bước tiến cơ bản được thực hiện, việc thiếu trách nhiệm và hành vi đứng ngoài vòng pháp luật vẫn là mối quan tâm rộng rãi, gây ra cảm giác bất an trong tất cả các cộng đồng tôn giáo”, báo cáo nêu rõ.
“Thời kỳ chuyển tiếp đã được đánh dấu bằng sự sôi sục căng thẳng giữa các cộng đồng tôn giáo. Những thách thức này dường như có liên quan chủ yếu đến mối quan hệ tôn giáo-nhà nước, vốn cung cấp các đặc quyền chính trị, làm suy yếu sự bảo vệ bình đẳng của pháp luật đối với các nhóm thiểu số”.
“Hơn nữa, đã có những vụ bạo lực liên chủng tộc và tôn giáo cũng như sự cực đoan tôn giáo tái diễn trong những năm qua trước vụ đánh bom hôm Lễ Phục sinh năm 2019”.
“Các nhóm thiểu số tôn giáo phải đối mặt với những hạn chế, các cơ sở thờ phượng của họ bị mạo phạm và các hoạt động tôn giáo của họ chẳng hạn như việc thờ phượng bị phá vỡ bởi người dân địa phương và chính quyền”, ông Shaheed nói.
“Các chiến dịch gây hấn của các nhóm quốc quyền chủ nghĩa và tôn giáo chống lại các nhóm sắc tộc, tôn giáo và các nhóm thiểu số khác, đặc biệt là Hồi giáo, đặc biệt đáng lo ngại”, báo cáo nêu rõ.
Ông Fernandes thuộc hiệp hội BPCA cho biết Sri Lanka đối mặt với sự thiếu bình đẳng giữa các cộng đồng tôn giáo.
“Có một sự nhận thức chung của các nạn nhân rằng những kẻ thủ phạm của những phát ngôn thù hận được tự do tiếp tục các chiến dịch của họ và gây ra sự tổn hại mà không phải đối mặt với bất kỳ hậu quả pháp lý nào. Các cộng đồng thiểu số đang cảm thấy cực kỳ dễ bị tổn thương với mối đe dọa liên tục của những phát ngôn thù hận và những tội ác căm thù trong khi họ không có sự truy đòi công lý”.
Hầu hết trong số họ đã mất niềm tin vào nhà nước và các cơ quan thực thi pháp luật sau nhiều sự chấn thương từ tình trạng bạo lực.
Một điều đáng chú ý đó là các vụ bạo lực như vậy không chỉ nhắm vào người Hồi giáo; các vụ bạo lực tương tự cũng đã được thực hiện đối với những người Tamils và các Kitô hữu tại nhiều thời điểm.
Minh Tuệ (theo UCA News)