Bất chấp sự nhiệt huyết đối với các khu vực ngoại vi, ĐTC Phanxicô vẫn luôn bận tâm đến châu Âu

ĐTC Phanxicô được biết đến với việc vươn ra ngoài đối với những khu vực bị quên lãng trên thế giới, nhưng điều đó không có nghĩa là người con của những người di dân Ý này đã lãng quên châu Âu. Trong một cuộc hội nghị lớn của Vatican khai mạc hôm 27/10 về tương lai của Lục địa lâu đời, ĐTC Phanxicô được mong đợi sẽ gây ra sự khích lệ và ủng hộ đối với mục tiêu của sự hiệp nhất – cũng như một sự quở trách đã không còn hợp thời. 

ROME – ĐTC Phanxicô được biết đến với sự chú ý của Ngài dành cho  các khu vực ngoại vi, vốn có thể cho thấy châu Âu không phải là một ưu tiên của Ngài. Tuy nhiên, một cuộc hội thảo đang diễn ra tại Rôma vào cuối tuần này khẳng định rằng Lục địa lâu đời này, mà ngày nay cũng có những khu vực ngoại vi của riêng lục địa này, không bao giờ nằm ngoài tầm nhìn của Ngài.

Cùng nhau quy tụ bởi COMECE, Ủy ban của các Hội đồng Giám mục Cộng đồng Châu Âu, sáng kiến từ ngày 27-29 tháng 10 được gọi là “Cuộc đối thoại ‘Xem xét lại Châu Âu’”, và nó sẽ diễn ra bên trong Vatican, trong một căn phòng được gọi là New Synod Hall, nằm cách nơi ĐTC Phanxicô sống một khoảng cách không xa.

20141125cnsbr6931-690x450

Bên cạnh vị Giáo Hoàng người Argentina, người đã phát biểu với 350 tham dự viên tham dự hội nghị hôm thứ Bảy vừa qua, danh sách các diễn giả bao gồm một số nhân vật quan trọng, chẳng hạn như Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng y Pietro Parolin người Ý, và Đức Hồng y Reinhard Marx người Đức, Chủ tịch COMECE. 

Về mặt thế tục, đội hình gồm toàn những ngôi sao như: Pat Cox và Antonio Tajani, cựu Chủ tịch và đương kim Chủ tịch của Nghị viện Châu Âu; Sylvie Goulard, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Pháp; và Frans Timmermans, Phó Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Châu Âu và người chịu trách nhiệm về Điều 17 của Hiệp ước về Chức năng của Liên minh châu Âu, vốn tạo ra một khuôn khổ cho cuộc đối thoại của Liên minh Châu Âu với các tôn giáo. 

Tuy nhiên, như Đại sứ EU tại Tòa thánh, ông Jan Tombinski cho biết, “họ không đến với tư cách như những nhà lãnh đạo, nhưng là những người của công chúng có liên quan, những người có thể đóng góp ý kiến phản ánh của họ”.

Hội nghị này là một phần của một nỗ lực rộng lớn hơn của Giáo hội Công giáo trên toàn lục địa để thêm vào tiếng nói ủng hộ sự thống nhất, một chủ đề đặc biệt khẩn cấp sau khi Vương quốc Anh bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý để rời khỏi EU. Tuần trước, tại Ba Lan, Giáo hội đã tổ chức một cuộc hội thảo để phản ánh về vấn đề này. Trong số những người tham dự có Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz, Nguyên Tổng Giám mục Krakow. 

Trong những lời nhận xét của mình, ĐHY Dziwisz cho biết rằng châu Âu cần có một vị Thánh bảo trợ mới, và đã đề cử vị tiền nhiệm của mình, Thánh Gioan Phaolô II, cho công việc của mình.

Tại sao hội nghị này lại quan trọng

Đại sứ Ailen Emma Madigan đã xác định hội nghị này như một ví dụ khác của Tòa Thánh nhằm thúc đẩy đối thoại về vấn đề tương lai của châu Âu.

Châu lục này, bà Madigan phát biểu với Crux, “không ngừng phát triển”, do hoàn cảnh toàn cầu cũng như quan điểm của các thành viên khác nhau. “Điều chúng ta cần phải ý thức về kế hoạch đó chính là tương lai của châu Âu”. 

Trích dẫn bài phát biểu của ĐTC Phanxicô vào hồi tháng 3 với các nhà lãnh đạo EU, bà Madigan cho biết liên minh Châu Âu đã tập hợp được một trong những thời kỳ hòa bình dài nhất mà lục địa châu Âu trải qua trong nhiều thế kỷ.

“EU không phải là hoàn hảo, nhưng nó là công cụ tốt nhất mà chúng ta có để giải quyết những thách thức mới mà chúng ta hiện đang phải đối mặt, bao gồm vấn đề an ninh, đồng thời đảm bảo hòa bình và dân chủ cho người dân của mình”, bà Madigan cho biết hôm thứ Năm vừa qua. “Đây chính là những giá trị cốt lõi của EU, và chúng ta đã vận dụng chúng một cách hết sức nghiêm túc”.

Các đại biểu đã nói rõ rằng hội nghị này không phải là về việc sử dụng các kỹ năng đàm phán.

“Mục đích chính của cuộc thảo luận là tại sao tất cả chúng ta cần phải tập hợp lại với nhau”, đại sứ Tombiński phát biểu với Crux hôm thứ Tư vừa qua.

Mục tiêu của hội nghị, đại sứ cho biết, là cùng mục đích mà Liên minh châu Âu đã đặt ra nơi xuất xứ của nó: “Bảo vệ châu Âu khỏi chiến tranh, để bảo đảm hòa bình ở châu Âu. Tất cả các chính sách khác đều là phái sinh.

“Sự tàn phá mà chiến tranh có thể gây ra cho châu Âu sẽ luôn luôn đầy bi đát”, ông Tombiński cho biết, đồng thời phát biểu từ những kinh nghiệm gần đây, và không phải là một tàn tích của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai kéo dài trên lục địa: “Tôi đã chứng kiến các quốc gia bị chia rẽ bởi chiến tranh ở Nam Tư cũ, đặc biệt ở Bosnia-Herzegovina”. 

Hoàng tử Jaime Bernardo Bourbon-Parma, Đại sứ Hà Lan tại Toà Thánh, đã nhấn mạnh thực tế là các tham dự viên sẽ “rời khỏi EU và đến Vatican, vốn không phải là thành viên của EU”.

Điều này, ông Tombiński nói, rất thú vị vì nó làm vang dội hội nghị trong thời gian Hiệp ước Rôma, nơi mà tất cả các nhà lãnh đạo chính phủ quy tụ tại thành phố vĩnh cửu nhân dịp này, và viếng thăm Vatican.

“Mọi người cảm thấy như họ đang ở một nơi khác, bên ngoài tổ chức và gần một trong những trụ cột, trung tâm của châu Âu theo nghĩa các giá trị của nó”, ông Tombiński cho biết. “Môi trường mà trong đó quý vị có những cuộc thảo luận có ảnh hưởng đến việc đối thoại”.

Đại sứ Bourbon-Parma cũng nhấn mạnh thực tế rằng hội nghị này là “khá châu Âu” và những thách đố mà các nhà tổ chức sẽ phải đối mặt để tạo lại “cảm giác châu Âu”, vì mọi người sẽ được chia nhóm theo từng loại ngôn ngữ “và điều đó có thể tạo ra những điều hão huyền”.

Theo Eduard Habsburg, Đại sứ Hungary tại Tòa Thánh, những cuộc thảo luận nhóm này là “cốt lõi của toàn bộ sự kiện”.

“Chúng tôi đã được nói rằng mục tiêu không phải là để có được một văn kiện vào cuối hội nghị”, đại sứ Habsburg phát biểu với Crux hôm thứ Ba vừa qua. “Kết quả đầu tiên mà chúng tôi muốn gặt hái được từ hội nghị đó là một cuộc thảo luận, gặp gỡ, và trao đổi những ý tưởng. Đó chính là một hội nghị, mà tự nó đã là một kết quả”.

Những tham dự viên sẽ nói về điều gì?

Sự kiện sẽ được chia thành ba thời điểm quan trọng.

Vào chiều hôm thứ sáu vừa qua, đã có những bài phát biểu và thảo luận bàn tròn với những chủ đề tuyệt vời như “Châu Âu ở giữa ngã tư đường” và “Hội nhập – Xây dựng những cầu nối giữa và bên trong các quốc gia thành viên”.

Nhóm sẽ kết thúc ngày làm việc bằng việc cùng tham dự buổi tối cầu nguyện cùng với những người nghèo, do cộng đồng Sant’Egidio tổ chức tại khu phố Trastevere nổi tiếng của Rome. 

Buổi sáng thứ Bảy đã được dành riêng cho các cuộc thảo luận giữa cá tham dự viên, được chia thành các nhóm không quá 20 người. Tất cả bốn đại sứ đã phát biểu với Crux trước hội nghị sẽ từng người chủ tọa một buổi hội thảo. 

Mỗi đại sứ đều được giao năm câu hỏi để hướng dẫn thảo luận. Các câu hỏi bao gồm: “Ước mơ, hy vọng, lo ngại và những mong đợi của quý vị đối với EU là gì?”; “Quý vị muốn chúng tôi cùng với quý vị làm điều gì và chúng ta có thể làm gì để cùng cộng tác với nhau?”; và “Trách nhiệm cụ thể đối với Liên minh châu Âu theo quan điểm Kitô giáo là gì?”. 

Theo đại sứ Bourbon-Parma, câu hỏi đầu tiên được đề cập ở trên (lần thứ hai trong các cuộc thảo luận), cho thấy “sức mạnh của Giáo Hội”, chẳng hạn như Đức Giáo Hoàng là một trong số rất ít các nhà lãnh đạo thế giới “có thể nói về tình yêu thương” và thành công với điều đó. “Tại EU nhiều người sẽ ngại nói về lòng thương xót, nhưng chúng ta phải chia sẻ những hy vọng và ước mơ của chúng ta”.

Ông tin tưởng rằng EU cần phải ghi nhận từ ít nhất hai đặc điểm của Giáo hội Công giáo: tính bổ trợ và liên đới.

Bổ trợ, ông cho biết, có nghĩa là đặt trách nhiệm vào tay những người ở cấp độ thấp nhất có thể của hệ thống phân cấp.

Hầu hết các chính phủ quốc gia đều được xây dựng theo lối tất cả đều được quy về trung ương, trong khi ở Vatican thì ngược lại, đại sứ Bourbon-Parma cho biết thêm, và đồng thời cũng cho biết thêm rằng Giáo hội được xây dựng bằng việc đặt sự tín nhiệm vào các khu vực ngoại vi. Do đó, các vị đại diện của Giáo Hoàng ở mỗi quốc gia, các Giám mục và linh mục đều phải giải quyết hầu hết các vấn đề.

“Tôi luôn đùa với các đồng nghiệp ở EU của tôi rằng nếu chúng ta thực sự thực hành tinh thần liên đới như Giáo hội Công giáo đã thực hành nó, chúng ta có thể kéo dài 2.000 năm”, đại sứ Bourbon-Parma nói. “Và sau đó tất cả họ đều phân tán vì điều đó trở nên không thoải mái!”.

Một giá trị quan trọng khác để đảm bảo sự sống còn của EU trong khoảng thời gian 2.000 năm, đại sứ Bourbon-Parma nói, đó chính là tinh thần liên đới, mặc dù ông cho biết nó được nhìn nhận theo những cách thức khác nhau ở những nơi khác nhau.

“Các quốc gia phía Bắc xem nó như là một hợp đồng kinh doanh và việc thực hành liên đới như là việc dính chặt vào các quy tắc”, ông nói. “Các quóc gia phía Nam coi nó như một gia đình, chúng ta có thể mắc những sai lầm như một gia đình, hãy cùng nhau giải quyết vấn đề, và các quốc gia phương Đông có lẽ vẫn còn một cái nhìn khác”.

Những sự khác biệt này đã trở thành một thực tế rõ rệt khi so sánh những cách thức khác nhau của mỗi quốc gia trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng người tị nạn ở Châu Âu, được công nhận là giai đoạn tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II, hoặc với cuộc khủng hoảng tài chính.

Đại sứ Habsburg đã nhận thấy hội nghị như là một cơ hội tuyệt vời để góp nhặt những ý tưởng khác nhau về châu Âu. “Tôi nghĩ rằng có lẽ chúng ta đang có vẻ như đang lắng nghe lẫn nhau đôi chút, và chugns ta cũng đang cố gắng tìm hiểu những cách tiếp cận khác nhau đối với châu Âu và EU”.

Các tham dự viên cũng bao gồm các thành viên thuộc các giáo phái Kitô giáo khác, như các đại diện của các Giáo hội Chính Thống, Giáo hội Tin Lành Mennonite đến từ Cyprus, và Giáo hội Tin Lành đến từ Đức. Điều này, theo đại sứ Tombiński, cho thấy rằng sự phản ánh sẽ rộng hơn nhiều so với Vatican và Giáo hội Công giáo.

“Châu Âu không chỉ thuộc về người Công giáo”, đại sứ Tombiński cho biết. “Các Kitô hữu thuộc các Giáo hội khác nhau hình thành nên diện mạo của châu Âu, và chúng ta phải sử dụng sự hiệp nhất chung này đối với niềm tin của chúng ta vào Đức Kitô để làm cho thế giới của chúng ta trở nên hạnh phúc hơn và tốt đẹp hơn. 

Một số chỉ trích của Đức Giáo Hoàng

ĐTC Phanxicô đã nhiều lần đề cập đến Châu Âu và Liên minh châu Âu. Từ một dòng tweet vào đầu năm nay cho đến Quốc hội Châu Âu tại Strasburg vào hồi năm 2014. Và bản thân là đứa con của một người Ý, Ngài chưa bao giờ có xu hướng để cho lục địa này một lối đi tự do khi Ngài kêu gọi lục địa này “cấp nhà ở xã hội và tâm linh theo trình tự”. 

ĐTC Phanxicô đã kêu gọi EU chống lại chủ nghĩa dân túy với tinh thần liên đới, và khi chấp nhận một phán quyết lớn đối với những nỗ lực của mình đối với sự thống nhất châu Âu, ĐTC Phanxicô rằng Ngài “đã có một giấc mơ” về một châu Âu với một tương lai được dựa trên sự công bằng kinh tế, tinh thần cởi mở với những người còn chân ướt chân ráo, tôn trọng sự sống ở tất cả mọi giai đoạn của nó, và đồng thời đối thoại với tất cả mọi người.

“Châu Âu giống như một đại gia đình. Trong một đại gia đình, đôi khi chúng ta có những quan điểm khác nhau, những căng thẳng nhỏ nhặt, những thành viên trong gia đình đôi khi không thực sự hòa hợp với nhau”, đại sứ Habsburg nói. “Điều chúng ta không có được ở Châu Âu là một điều gì đó cũng giống như một người cha hay một người mẹ trong một gia đình”.

Đối với cương vị đại sứ, ĐTC Phanxicô đã hoàn thành vai trò đó, và như vậy, các tham dự viên muốn lắng nghe những điều Ngài nói. “Chúng ta lắng nghe cha mẹ của mình, thậm chí ngay cả khi chúng ta không đồng ý với những điều mà họ nói. Chúng ta lắng nghe họ bởi vì họ thường có một cái nhìn rộng hơn những ý tưởng quốc gia của chúng ta, và một cái nhìn rộng hơn so với những ý tưởng chính trị của chúng ta”.

Đại sứ Bourbon-Parma lập luận rằng với thời gian, thông điệp của ĐTC Phanxicô đến với châu Âu tiến triển, trong một vài phần do thực tế rằng ngay từ đầu, xuất phát từ Argentina, Ngài đã nhận thấy EU như một người ngoài cuộc, nhưng Ngài hiểu rõ hơn. 

“Ban đầu, đó chính là một tình yêu rất mạnh mẽ, như một người cha, một người đã nói” chỉ vì cha yêu thương các con, cha sẽ cho các con biết chính xác điều mà cha nghĩ về các con là gì”, ông cho biết. “Và hiện nay, tình yêu ấy đã trở nên nhẹ nhàng hơn, vẫn cứng rắn nhưng cũng sắc nét hơn”.

Đại sứ Bourbon-Parma cũng cho biết ông đã chứng kiến một sự suy giảm về luân lý ở EU, và cũng có nguy cơ của việc thiếu đi sự nhiệt huyết đối với sự thống nhất lục địa nơi các thế hệ trẻ, một điều mà bà Madigan cũng hết sức đồng tình, đồng thời cho biết một sự cấp thiết đó chính là “phải làm cho tương lai của châu Âu trở thành một điều gì đó hữu hình đối với tất cả mọi công dân, vì vậy họ có thể thực sự đánh giá cao những lợi ích của việc tham gia Liên minh Châu Âu”.

Sự hoan nghênh nhiệt tình của Đức Thánh Cha đã được đón nhận tại Quốc hội Châu Âu cho thấy, theo đại sứ Bourbon-Parma, “mức độ khao khát mà chúng ta có đối với một nhà lãnh đạo được coi trọng tham gia vào cuộc thảo luận của EU”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết