Những nỗ lực của Giáo hội Công giáo – cơ quan được tôn trọng nhất ở Cộng hòa Dân chủ Congo – nhằm làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình đã lạng choạng trên tế đài của sự thiếu tin tưởng và nghi ngờ. Với một thoả thuận được đề xuất đang tan rã, các Giám mục lo ngại rằng Cộng hòa Dân chủ Congo có thể rơi vào một cuộc chiến toàn diện.
YAOUNDE, Cameroon – Các nhà lãnh đạo phe đối lập ở Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) đã kêu gọi một cuộc đình công được nhận xét thấy là rời rạc kéo dài hai ngày vào hôm thứ ba và thứ tư, một ngày sau khi hàng chục người thiệt mạng trong vụ bạo động chống lại chính phủ ở thủ đô Kinshasa.
Trong khi đó, một báo cáo của LHQ được công bố hôm thứ Sáu vừa qua cho biết ít nhất 250 người đã thiệt mạng trong một cuộc bạo động sắc tộc ở khu vực Kasai của Cộng hòa Dân chủ Congo trong ba tháng qua, đảo ngược những nỗ lực hướng tới hòa bình, và đồng thời dẫn tới những lo ngại về một cuộc xung đột leo thang toàn quốc.
Các nhà điều tra quốc tế đổ lỗi cho các lực lượng của chính phủ và các nhóm dân quân vì đã ủng hộ vấn đề bạo lực tại Kasai.
Scott Campbell, một quan chức cấp cao của Liên Hợp Quốc về Nhân quyền, cho biết rằng việc bạo lực gia tăng có thể được sử dụng bởi chính phủ để trì hoãn các cuộc bầu cử, “vốn có thể tạo ra nhiều khả năng hơn đối với các hình thức bạo lực khác cũng như việc vi phạm nhân quyền”.
Tổng thống Joseph Kabila đã phục vụ trong nhiệm kỳ gần 17 năm, kế nhiệm cha mình, cố Tổng thống Laurent-Désiré Kabila, sau khi ông bị ám sát vào ngày 16 tháng 1 năm 2001.
Bạo lực ở Kasai là một phần của cuộc xung đột lớn hơn tại Congo, đã làm thiệt mạng hơn sáu triệu người trong suốt hai thập kỷ qua.
Một loạt các cuộc bạo động và nổi dậy – thường có sự hỗ trợ của nước ngoài – đã ảnh hưởng đến nhiều khu vực khác nhau tại nước này.
Việc thiếu một chính phủ trung ương ổn định đồng nghĩa với việc các nhóm vũ trang đã khai thác tình hình nhằm cướp bóc nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú của đất nước.
Những nỗ lực của Giáo hội Công giáo – cơ quan được tôn trọng nhất ở Cộng hòa Dân chủ Congo – nhằm làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình đã lạng choạng trên tế đài của sự thiếu tin tưởng và nghi ngờ.
Các Giám mục Công giáo, theo Đức Cha Leonard Santedi Kinkupu, Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Congo, đã trình bày một sáng kiến hòa bình đã được “hoan nghênh bởi tất cả các bên” dường như “sẵn sàng lắng nghe tiếng nói của Giáo Hội”.
Sáng kiến, được trung gian vào ngày 31 tháng 12 năm 2016, yêu cầu chính phủ của ông Joseph Kabila đồng ý với một số yêu cầu của phe đối lập, bao gồm: phóng thích tất cả tù nhân chính trị; hoàn trả các hoạt động truyền thông đã bị chiếm giữ; dồng thời kết thúc việc sách nhiễu các chính trị gia phe đối lập.
Thỏa thuận này đòi buộc ông Kabila phải từ chức trước ngày 19 tháng 12 năm 2017. Các cuộc bầu cử sẽ được tổ chức vào tháng 12 năm 2017, với việc Kabila không hội đủ điều kiện cho một nhiệm kỳ thứ ba. Sẽ không có cuộc trưng cầu dân ý nhằm thi hành những thay đổi đối với hiến pháp (do ông Kabila mong muốn vì vậy ông có thể sẽ tìm kiếm việc tái cử). Nó cũng yêu cầu các cuộc bầu cử lập pháp trong năm nay, với việc một thủ tướng chuyển tiếp sẽ được chỉ định bởi phe đối lập.
“Cả hai bên dường như đang lắng nghe – và đa số các nhà cầm quyền dường như đang áp dụng những điều kiện tiên quyết này một cách nghiêm túc”, Đức Cha Santedi Kinkupu nói với tờ National Catholic Reporter khi thỏa thuận đã đạt được.
“Về phần mình, các Giám mục đang làm mọi thứ để cứu vãn đất nước, vào thời điểm khi mà xảy ra việc thiếu đi bất kỳ sự đồng thuận nào có nguy cơ gây ra các cuộc đối đầu bạo lực. Chúng tôi được khuyến khích bởi sự tự tin được thể hiện trong chúng tôi bởi các nhân tố chính trị chính cũng như sự sẵn sàng hợp tác của họ”.
Nhưng những dấu hiệu tích cực này sẽ sớm biến mất. Cả hai bên không đồng thuận đối với người sẽ điều hành chính phủ chuyển đổi. Do đó, các Giám mục đã tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hòa bình vào ngày 28 tháng 3 năm 2017.
“Việc thiếu các ý chí chính trị chân thành cũng như sự bất tài của các nhà hoạt động chính trị và xã hội để tìm ra một thỏa hiệp đã cản trở việc đạt được một thỏa thuận”, Đức Tổng Giám mục Marcel Utembi Tapa Địa phận Kisangani, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Congo, cho biết trong tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hòa bình.
Đức TGM Tapa cho biết thỏa thuận hòa bình đang “trong tình trạng phá sản” và đồng thời chỉ ra rằng “các Giám mục không thể đứng ra làm trung gian một cách liên tu bất tận như thế”. Đức TGM Tapa kêu gọi ông Kabila nhanh chóng thực hiện các điều khoản của thỏa thuận.
Nhưng sự rút lui của các Giám mục xảy ra theo sau bởi hàng loạt các hành vi bạo lực trên khắp đất nước, phần lớn trong số đó đang ảnh hưởng đến Giáo hội.
Trên toàn quốc, các nhà thờ Công giáo, các trường học, linh mục và nữ tu đã trở thành mục tiêu của các vụ tấn công.
Các lực lượng vũ trang đã tấn công một giáo xứ tại ngôi làng Paida ở North Kivu, nơi mà họ đã tra tấn ba linh mục, trộm cắp tiền bạc, máy tính và nhiều hàng hoá khác trước khi cướp bóc một trường học Công giáo gần đó. Vào ngày 31 tháng 3, những kẻ tấn công đã phóng hỏa Tòa Giám mục ở Luebo – tại khu vực Kasai – tất cả đều bị thiêu rụi, cùng với một tu viện và một thư viện khác.
Đức Hồng y Laurent Monsengwo Pasinya – Tổng Giám mục Địa phận Kinshasa và đồng thời là thành viên của ban cố vấn C-9 của ĐTC Phanxicô, đã lên án tình trạng bạo lực, đồng thời gọi ý rằng các vụ tấn công đồng nghĩa với việc làm suy yếu đi công việc của Giáo hội nhằm mang hòa bình lâu dài cho Cộng hòa Dân chủ Congo.
“Chúng tôi kêu gọi tất cả mọi người chúng ta thể hiện sự khôn ngoan, sự kiềm chế và tinh thần dân chủ”, ĐHY Monsengwo phát biểu với tờ Catholic World Report.
“Nghèo đói đang ngày càng tăng và chúng ta phải đảm bảo các quyền tự do cơ bản và phẩm giá con người”, ĐHY Monsengwo nói.
Ông Kabila cho biết việc rút lui của các Giám mục không đồng nghĩa với việc bức tử đối với nỗ lực hòa giải, đồng thời hứa hẹn sẽ gặp gỡ tất cả các bên. Nhưng liên minh đối lập chính cho biết họ không tin tưởng tổng thống.
Tình hình hiện ngày càng xấu đi do cái chết của nhà lãnh đạo phe đối lập, ông Etienne Tshisekedi, vào hồi tháng Hai (phe đối lập đã đề của ông là thủ tướng chuyển tiếp); vốn được nghi ngờ trùng hợp với việc bổ nhiệm của ông Kabila đối với một cựu nhân vật đối lập hàng đầu, ông Bruno Tshibala, vào vị trí thủ tướng. Điều này đã thúc đẩy thêm sự phản kháng.
Với việc thỏa thuận hoà bình đã tan rã, các Giám mục lo ngại rằng, Cộng hòa Dân chủ Congo có thể rơi vào một cuộc chiến toàn diện. Họ nói rằng cách duy nhất để tránh tình huống như vậy là tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng.
Nhưng điều này tất cả phụ thuộc vào việc ông Kabila có sẵn sàng từ chức hay không. Với việc ủy ban bầu cử đã phàn nàn rằng họ không có các nguồn lực cần thiết để tổ chức các cuộc bầu cử, khả năng của việc Kabila tiếp tục nhiệm kỳ tiếp theo dường như hoàn toàn có thể xảy ra.
Thêm vào đó, sự bùng nổ của vấn đề bạo lực ở Kasai có hàm ý sâu sắc đối với toàn bộ quá trình hòa bình của đất nước. Khu vực này là một pháo đài đối lập, và cũng là quê hương của ông Tshisekedi.
Phe đối lập đã cáo buộc chính phủ đang làm khích động thêm tình hình ở Kasai như một phương tiện để trì hoãn cuộc bầu cử và giữ ông Kabila tiếp tục nhiệm kì vào tháng 12 vừa qua và có lẽ sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để thay đổi hiến pháp, cho phép ông Kabila tìm kiếm một nhiệm kỳ thứ ba.
Các nhân vật đối lập đã cho biết trong một viễn tượng như vậy, họ sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc “theo đuổi chế độ độc tài”.
Minh Tuệ chuyển ngữ