Báo cáo mới cho biết chủ nghĩa dân tộc hung hăng châm ngòi cho sự thù hận tôn giáo

  • Tin tức
  • Thứ Bảy, 24-11-2018 | 06:07:25

Sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc đầy hung hăng ở các khu vực quan trọng trên thế giới sẽ chịu trách nhiệm đối với sự gia tăng bạo lực và đe doạ chống lại các nhóm thiểu số – và phương Tây đã thất bại trong việc biến những lời lẽ lo ngại thành hành động, theo một báo cáo.

Đánh giá tất cả 196 quốc gia trên toàn cầu, Báo cáo năm 2018 về Tự do tôn giáo trên thế giới kết luận rằng “chủ nghĩa dân tộc cực đoan” bởi cả các yếu tố chính phủ và phi chính phủ đã gây ra sự thù hận chống lại các cộng đồng tôn giáo thiểu số ở các quốc gia bao gồm các cường quốc hàng đầu trong khu vực như Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan và Miến Điện (Myanmar).acn

Báo cáo, được công bố hai năm một lần bởi Tổ chức Viện trợ các Giáo hội Đau khổ, nhận thấy rằng sự thiếu hiểu biết về tôn giáo, bao gồm cả trong giới truyền thông, và việc thiếu các hành động chính trị ở phương Tây, đã làm trầm trọng thêm vấn đề, đã dẫn đến việc nhiều nhóm thiểu số phải chịu đựng “bức màn của sự thờ ơ”.

Báo cáo ‘Tự do tôn giáo trên thế giới năm 2018’ chỉ trích các chính phủ nêu rõ: “Hầu hết các chính phủ phương Tây đã thất bại trong việc cung cấp sự hỗ trợ khẩn cấp cần thiết đối với các nhóm tôn giáo thiểu số, đặc biệt là các cộng đồng bị buộc phải di dời muốn trở về quê hương xứ sở của mình”.

Bản báo cáo cho biết rằng hầu hết các chính phủ không cung cấp cho các nhóm tín hữu thiểu số bị buộc phải di dời mà chính họ đã đề nghị cho phép họ trở về miền bắc Iraq và các nơi khác sau khi lật đổ Daesh (ISIS) cùng với các nhóm dân quân khác.

Cuộc điều tra của tổ chức từ thiện Công giáo nhận thấy rằng việc loan tin của các phương tiện truyền thông về Hồi giáo đã tập trung hoàn toàn vào cuộc chiến chống lại Daesh và các nhóm liên kết trong giai đoạn được xem xét – từ năm 2016 đến năm 2018 – và phần lớn đã bỏ qua sự lan truyền không ngừng của các trào lưu Hồi giáo tại nhiều nơi ở châu Phi, Trung Đông và châu Á.

Theo báo cáo, một yếu tố thúc đẩy chính đằng sau sự gia tăng của chủ nghĩa cực đoan đó chính là cuộc đụng độ ngày càng tăng giữa những người Hồi giáo Sunni và Shi’a, các chi nhánh đối lập chính của Hồi giáo.

Báo cáo cho biết rằng trong giai đoạn 25 tháng xem xét tình hình đối với các nhóm tín ngưỡng thiểu số ngày càng trở nên tồi tệ ở gần một nửa số quốc gia được xếp hạng là có các vụ vi phạm đáng kể về ván đề tự do tôn giáo – 18 trong tổng số 38 quốc gia.

Tình trạng không khoan dung ngày càng trầm trọng đối với các nhóm thiểu số tôn giáo có nghĩa là lần đầu tiên trong lịch sử 19 năm của báo cáo hai quốc gia mới: Nga và Kyrgyzstan – được xếp vào hạng mục “phân biệt đối xử”.

Báo cáo cho biết thêm rằng trong một số trường hợp, chẳng hạn như Ả Rập Xê Út và Bắc Triều Tiên, tình hình đã quá tệ đến mức trong giai đoạn được xem xét lại hầu như không thể để nó tồi tệ hơn nữa.

Chuyển sang phương Tây, báo cáo nhấn mạnh một sự đột biến trong các vụ tấn công cực đoan của các chiến binh đối với các mục tiêu ở phương Tây.

Chính sách khủng bố như vậy nổi bật ở trung tâm của các nền dân chủ tự do có nghĩa là mối đe dọa có thể được gọi là “chủ nghĩa khủng bố ở những vùng lân cận”.

Báo cáo cho biết nguy cơ từ những kẻ khủng bố như vậy là “mang tính toàn cầu, sắp xảy ra và thường xuyên”.

Báo cáo ‘Tự do tôn giáo trên thế giới năm 2018’ cũng nhấn mạnh sự gia tăng của làn song chống Hồi giáo và chủ nghĩa bài Do thái ở phương Tây.

Tóm tắt những phát hiện chính của báo cáo, Tổng biên tập John Pontifex cho biết: “Chủ nghĩa dân tộc cực đoan – có thể là do các chính phủ cứng rắn hay các nhóm cực đoan bạo lực – đồng nghĩa với việc nhiều nhóm tín ngưỡng thiểu số cảm thấy như những kẻ ngoại lại tại chính đất nước của họ. Họ dễ dàng trở thành những mục tiêu trong một kỷ nguyên mới của sự thiếu hiểu biết và không khoan dung”.

“Đúng vậy, có một số người như những người Hồi giáo Rohingya, những người mà hoàn cảnh của họ đã nhận được sự chú ý ở phương Tây, nhưng rất nhiều người khác – chẳng hạn như các Kitô hữu ở Nigeria, những người Ahmadis ở Pakistan và Baha’is ở Iran – cảm thấy bị bỏ rơi bởi phương Tây, nơi mà vấn đề tự do tôn giáo đã trượt xuống bảng xếp hạng ưu tiên nhân quyền”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết