Báo cáo: Cuộc đàn áp Kitô giáo đang ở đỉnh cao nhất trong 30 năm

Nigeria tiếp tục là tâm điểm của các vụ thảm sát với 5.014 Kitô hữu bị giết hại vào năm 2022, gần 90% tổng số Kitô hữu bị giết hại trên toàn thế giới—5.621 người (Ảnh: Spirit Stock/Shutterstock)

Nigeria tiếp tục là tâm điểm của các vụ thảm sát với 5.014 Kitô hữu bị giết hại vào năm 2022, gần 90% tổng số Kitô hữu bị giết hại trên toàn thế giới—5.621 người (Ảnh: Spirit Stock/Shutterstock)

Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi cầu nguyện cho các Kitô hữu bị bách hại sau buổi tiếp kiến công chúng hàng tuần vào ngày 18 tháng Giêng năm 2023.

Theo báo cáo mới nhất từ nhóm vận động Open Doors, cuộc đàn áp các Kitô hữu đang ở mức cao nhất trong ba thập kỷ.

Danh sách Theo dõi Thế giới, do Open Doors phát hành vào ngày 18 tháng 1, báo cáo rằng, về tổng thể, số lượng các Kitô hữu phải đối mặt với sự ngược đãi trên toàn thế giới vẫn đều đặn vào năm 2022 ở mức xấp xỉ 360 triệu người.

Trong danh sách 50 quốc gia bị đàn áp nghiêm trọng nhất, Triều Tiên đã quay trở lại vị trí đầu tiên vào năm 2022. Năm trước đó, Afghanistan đã lọt vào bảng xếp hạng hàng đầu sau khi Taliban tiếp quản chính phủ nước này.

Afghanistan đứng thứ 9 trong danh sách mới nhất vì các Kitô hữu của nước này đã bị giết hại, bỏ trốn hoặc đang lẩn trốn hoàn toàn, theo giám đốc người Ý của tổ chức Open Doors, Cristian Nani.

“Một số ít Kitô hữu còn ở lại Afghanistan hiện đang sống giống như Giáo hội thời sơ khai”, ông Nani cho biết tại buổi thuyết trình bày Danh sách theo dõi thế giới vào ngày 18 tháng 1 tại Hạ viện Ý. “Họ sống đức tin trong bí mật vì đó là cách duy nhất để sống đức tin đó một cách an toàn”.

Ông Nani giải thích rằng hiện nay có một hiện tượng ngày càng gia tăng của một Giáo hội “tị nạn”, do số lượng Kitô hữu chạy trốn khỏi cuộc đàn áp.

Các quốc gia khác được phân loại là có mức độ đàn áp Kitô hữu “cực đoan” trong năm nay là Somalia, Yemen, Eritrea, Libya, Nigeria, Pakistan, Iran, Sudan và Ấn Độ.

CE0B583C-64A6-4F16-B1D1-241D00E2AE1A

Báo cáo cho biết rằng ở vùng cận Saharan châu Phi, bạo lực chống Kitô giáo đã đạt đến “mức độ chưa từng thấy”.

Nigeria tiếp tục là tâm điểm của các vụ thảm sát với 5.014 Kitô hữu bị giết hại vào năm 2022, gần 90% tổng số Kitô hữu bị giết hại trên toàn thế giới—5.621 người.

Gần 90% vụ bắt cóc được thực hiện nhằm vào các Kitô hữu vào năm 2022 cũng đã diễn ra ở Nigeria, nơi mà ông Nani cho biết có một “nhiệm vụ” bắt cóc đang diễn ra.

Ông Nani cho biết một kịch bản quá phổ biến là hành động bắt cóc vợ và con gái của một người đàn ông theo Kitô giáo, những người thường xuyên phải chịu đựng bạo lực tình dục và buôn bán tình dục trước khi được thả để đòi tiền chuộc.

Ngoài Danh sách theo dõi của mình, ông Nani cho biết Open Doors đang nỗ lực làm việc nhằm tìm ra “các giải pháp triệt để” cho cuộc đàn áp và đồng thời giúp các Kitô hữu bị đàn áp tìm được sự chữa lành và tha thứ, đồng thời “phá vỡ vòng xoáy của bạo lực”.

Ông Andrea Benzo, Đặc phái viên về Bảo vệ tự do tôn giáo tại Bộ Ngoại giao Ý, đã gọi cuộc đàn áp Kitô giáo không chỉ là việc thiếu quyền tự do thờ phượng mà còn là sự thất bại của xã hội.

Ông Benzo đã ghi nhận sự phổ biến của chủ đề về “các quyền” ở Ý và các nước phương Tây khác trong khi quyền tự do tôn giáo của con người lại bị phớt lờ.

Danh sách Theo dõi Thế giới cũng nhấn mạnh việc tiếp tục đàn áp Kitô giáo ở Trung Quốc, quốc gia đứng thứ 16 trong danh sách.

Trung Quốc, báo cáo cho biết, “đang thành lập một liên minh quốc tế nhằm tái định nghĩa vấn đề nhân quyền”, trong khi nhiều quốc gia áp dụng “mô hình kiểm soát tập trung quyền tự do tôn giáo của Trung Quốc”.

Một thành viên của Hạ viện Ý, Andrea Delmastro Della Vedove, cho biết Ý cần có can đảm để đề xuất các nguyên tắc tự do tôn giáo ở những quốc gia nơi tự do tôn giáo không được tôn trọng đúng mức.

Ông cho biết rằng chính phủ Ý cần phải gây áp lực đối với cộng đồng quốc tế nhằm thúc đẩy đa nguyên tôn giáo.

Ông Delmastro là Chủ tịch của một nhóm liên nghị viện chịu trách nhiệm bảo vệ quyền tự do tôn giáo của các Kitô hữu được thành lập vào năm 2019 bởi đảng cánh hữu Fratelli d’Italia (Những người anh em Italia), một phần của liên minh hiện đang nắm quyền ở Ý.

Ông Delmastro đề nghị mọi người xem xét những điều xuất hiện trên trang nhất của các tờ báo và đặt câu hỏi: “Những người anh chị em bị bỏ rơi của chúng ta ở Trung Đông và Trung Quốc có thể nghĩ gì về điều đó?”.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi cầu nguyện cho các Kitô hữu bị bách hại sau buổi tiếp kiến chung hàng tuần hôm thứ Tư ngày 18 tháng 1 vừa qua. Đức Thánh Cha cho biết ngài đang cầu nguyện cho Cha Isaac Achi, một Linh mục Công giáo đã thiệt mạng sau khi bọn cướp phóng hỏa nhà xứ của ngài ở miền bắc Nigeria vào Chúa nhật vừa qua.

Minh Tuệ (theo NCR)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết