Bánh xe vận hành của thỏa thuận Vatican-Trung Quốc đang di chuyển rất chậm rãi

Người Công giáo Trung Quốc tại một Thánh lễ ở Donglu, tỉnh Hà Bắc. (ẢNH: Mark RALoston / AFP)

Các tín hữu Công giáo Trung Quốc đang tham dự Thánh lễ tại một Nhà thờ ở Donglu, tỉnh Hà Bắc (ẢNH: Mark Raloston / AFP)

Sự chỉ trích đang gia tăng đối với tiến trình của Bắc Kinh và hành động gia tăng cuộc đàn áp đối với các tín hữu Công giáo hầm trú.

Sáu tháng tiếp tới sẽ nói lên rất nhiều điều về thỏa thuận “tạm thời” nhưng ngày càng gây tranh cãi và hiện vẫn còn được giữ bí mật của Vatican với Bắc Kinh về việc bổ nhiệm các Giám mục.

Thỏa thuận chỉ có sáu tháng để thực hiện và Vatican đang trì hoãn một cuộc bổ nhiệm quan trọng đối với một vị tân Giám mục cho Giáo phận Hồng Kông. Sau một thời gian dài tạm lắng trong bất kỳ hoạt động thực hiện thỏa thuận nào, đột nhiên có đủ thể loại động thái và hàng loạt những dấu hỏi lớn.

Chặng đầu tiên của kế hoạch đó là đưa tất cả các Giám mục vô danh trong cái gọi là “Giáo hội hầm trú” vào Hiệp hội Yêu nước Công giáo Trung Quốc (CCPA) do Đảng Cộng sản điều hành.

Vatican đã mạnh dạn thực hiện phần của mình, giải vạ tuyệt thông cho bảy Giám mục còn sống và một Giám mục đã qua đời mà không được sự cho phép của Đức Giáo hoàng. Hai Giám mục được Vatican phê chuẩn đã bị gạt sang một bên để ủng hộ các vị Giám chức CCPA mới được phê duyệt.

Hai Giám mục hầm trú đã được Bắc Kinh phê duyệt vào tháng 8, có lẽ chỉ còn 15-20 trong tình trạng bị lãng quên. Kể từ đó, không có sự chấp thuận nào được phê duyệt trong bối cảnh của sự im lặng từ cả hai phía, để lại một loạt những hạn chế ngột ngạt xung quanh hoạt động của các tôn giáo được giới thiệu vào ngày 1 tháng Hai.

Sau đó, tại Hội nghị An ninh Munich ngày 14/2, có một điều bất ngờ chưa từng thấy: cuộc gặp gỡ giữa ộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp của Vatican, Đức Tổng Giám mục Paul Gallagher, Ngoại Trưởng Tòa Thánh.

Cuộc gặp cấp cao nhất giữa hai bên trong vòng 70 năm dường như có rất nhiều điều để thể hiện, một cơ hội để gửi đi một thông điệp rõ ràng đến thế giới rằng Vatican và Bắc Kinh hiện đang nói về một thỏa thuận vốn sẽ kéo dài qua ngày hết hạn vào tháng 9, hoặc theo hình trạng hiện tại của nó hoặc sau khi trở nên nặng nề hơn.

Bước hợp lý tiếp theo sẽ là một thỏa thuận về các Giáo phận. Vatican vẫn tiếp tục sử dụng những thứ mà họ đã bỏ lại vào năm 1951 khi cắt đứt quan hệ với chế độ của Mao Trạch Đông, trong khi CCPA đã bổ sung và thay đổi ranh giới, phần lớn phản ánh sự thay đổi nhân khẩu học của một quốc gia đang được đô thị hóa một cách nhanh chóng.

Bước sau này có thể là sự công nhận đối với Hội đồng Giám mục của Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc – cơ quan trong thực tế hoạt động song song với CCPA trong mọi trường hợp, vì vậy việc công nhận cơ quan này liên quan nhiều đến hình thức hơn là chức năng. Người Đài Loan có thể nhận được một điều không mong muốn.

Sau cuộc đón rước tại Munich, các báo cáo đã xuất hiện – chắc chắn được hoạch định bởi các nhà truyền giáo của Vatican – rằng đó là một sáng kiến của Đức Thánh Cha, một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy Rome muốn để cho Trung Quốc thử nghiệm thêm một thời gian nữa.

Nhưng chắc chắn Vatican sẽ muốn chứng kiến thêm một số hành động nữa từ Bắc Kinh. Sự chỉ trích đang gia tăng từ các đối thủ của thỏa thuận từ cả bên trong Giáo hội hầm trú ở Trung Quốc và những người có cùng tiếng nói từ bên ngoài đất nước đau khổ vì tiến trình lạnh lùng của Bắc Kinh và sự leo thang đồng thời của cuộc đàn áp đối với các tín hữu Công giáo thuộc cộng đồng hầm trú.

Có những cuộc đàm phán đang diễn ra mà những người hiểu biết rõ các cuộc đàm phán đã mô tả (không có gì ngạc nhiên) là “khó khăn” để kéo thêm bảy vị Giám mục hầm trú vào CCPA.

Ngoài những con số đó, ai biết được điều gì xảy ra? Chắc chắn có những Linh mục hầm trú, và gần như chắc chắn một số Giám mục, những người đơn giản là sẽ không đồng ý cộng tác với Bắc Kinh.

Trong thực tế, Bắc Kinh và Rome đã đồng ý một cách không chính thức về các Giám mục trong hơn thập kỷ, vì vậy hầu hết các Giám mục ngầm đều là người cao tuổi.

Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân

Đối với vị Giám chức Dòng Salêdiêng sinh ra ở Thượng Hải, Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân (Joseph Zen Ze-kiun), người đứng đầu việc cổ võ chống Bắc Kinh của Giáo hội, thời gian của hội nghị tại Munich không thể ngọt ngào hơn; ngài đã có mặt tại Washington để nhận giải thưởng tự do từ một đối tượng khó lay chuyển khác, Chủ tịch Hạ viện, bà Nancy Pelosi.

Sự yêu thích của giới truyền thông đã thúc đẩy chuyến đi đạt được lợi thế tối đa với nhiều cuộc phỏng vấn báo chí, đầy ắp những câu chuyện đầy màu sắc về các cuộc họp với Đức Thánh Cha Phanxicô và những lá thư chưa được trả lời mà tất cả đều nhấn chìm những tuyên bố tẻ nhạt và cứng nhắc được đặt ra bởi văn phòng báo chí Vatican liên quan đến hội nghị tại Đức.

Đức Hồng Y Zen, 88 tuổi, đã không ngừng phản đối thỏa thuận Vatican-Trung Quốc với đường lối đơn giản nhưng hiệu quả đó là Đảng Cộng sản Trung Quốc không thể tin tưởng được. Và ngài đang chiến thắng trong cuộc chiến truyền thông ở phương Tây, đặc biệt là ở Mỹ với trọng tâm là Trung Quốc.

 Sự im lặng bí mật của cả Vatican và Bắc Kinh là không phù hợp đối với một ông lão ngoài bát tuần có tiếng nói mạnh mẽ và có sức cuốn hút, người sẽ thảo luận và kể chuyện hàng giờ về câu chuyện Trung Quốc: “Tôi biết rõ ván bài Trung Quốc”.

Bất kể bạn nghĩ gì về Đức Hồng y Zen, Ngài đều có quan điểm riêng. Cả Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng y Pietro Parolin, và nhà đàm phán chính của ngài, Đức Tổng Giám mục Claudio Maria Celli, đều là những tác phẩm của sự ảo tưởng của Vatican. ĐTC Phanxicô chưa bao giờ đến châu Á trước khi Ngài được bầu chọn làm Giáo Hoàng.

Nói tóm lại, Tòa Thánh rất ngờ nghệch về Trung Quốc, thế nhưng điều đó không có nghĩa là nó không thể đạt được tiến bộ dần dần từng bước. Nếu nó không thử, làm sao chúng ta biết được?

Bộ phận chuyển động quan trọng khác của bộ phận Trung Quốc đối với Rome đó là việc bổ nhiệm một vị Giám mục mới cho Địa phận Hồng Kông để thay thế Đức Giám mục Michael Yeung Ming-cheung, người đã qua đời cách đây hơn một năm trước.

Nhiều báo cáo đã trình bày chi tiết thực tế rằng Đức Giám mục Phụ tá nổi tiếng và tập trung vào công việc mục vụ của thành phố, Đức Cha Joseph Ha Chi-shing, sẽ được thông qua để thay thế Linh mục Peter Choy Wai-man, một trong bốn vị Tổng Đại Diện chịu trách nhiệm điều hành Chủng viện của thành phố.

Dấu hiệu đầu tiên là về cái chết của Đức Cha Yeung, Vatican đã nhanh chóng đưa vị tiền nhiệm thận trọng của ngài là Đức Hồng y Gioan Thang Hán (John Tong Hon), từ lâu trong chiến tuyến thúc đẩy thỏa thuận Rome-Bắc Kinh, về nghỉ hưu để ổn định con tàu. Thực tế là ngài luôn là tiếng nói mạnh mẽ.

Các lá bài dường như không thuận lợi đối với Đức Cha Ha. Ngài rất thân cận với Đức Hồng y Zen và cặp đôi này thường được nhận thấy là cùng nhau ủng hộ phong trào dân chủ của giới trẻ Hồng Kông vốn đã làm náo động thành phố kể từ tháng 6 năm ngoái và chỉ bị tạm dừng bởi sự bùng phát của coronavirus. Sự tham gia của Đức Cha Ha trong phong trào đòi dân chủ của giới trẻ chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh khó chịu. Nỗi ám ảnh về Trung Quốc của Vatican dường như đã chiến thắng.

Các báo cáo đáng tin cậy đã cho thấy rằng quyết định đã được đưa ra trước các cuộc biểu tình và các quan điểm chính trị của Đức Cha Hà đã được nhiều người biết đến. Ngài là một Tu sĩ Phanxicô và một tu sĩ không được ủng hộ ở Rome để được đề xướng trong những ngày này.

Những điều như vậy không còn hợp thời; các Tu sĩ Salêdiêng được hai vị Giáo hoàng gần đây xem xét là thân thiện, nhưng giờ đây hầu hết các Tu sĩ đều ở ngoại vi, có lẽ ngoại trừ các Tu sĩ Dòng Tên của Đức Phanxicô.

Thỏa thuận trong việc giới thiệu Cha Choy rất có thể được thực hiện giữa cựu đại diện Hồng Kông của Vatican, vị Đức Ông đầy tham vọng nhưng không kiên định, Đức TGM Ante Jozic, người đã được tưởng thưởng với Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Bờ Biển Ngà, và Đức Hồng y Tong khi họ tìm kiếm một ứng cử viên có thể được Bắc Kinh chấp thuận ngõ hầu các bánh xe vận hành của thỏa thuận có thể tiếp tục di chuyển dù là chậm rãi.

Tất cả những gì còn lại giờ đây là thời điểm thích hợp và, với các cuộc đàm phán hiện đang được tiến hành để đổi mới thỏa thuận, đó là một vấn đề hết sức tế nhị.

 Minh Tuệ (theo La Croix)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết