Bạn trẻ theo Chúa giữa những thách đố thời cuộc và những chủ thuyết

Thiên Chúa dính dự vào, nhưng mà Ngài đã dính dự như thế nào? Chắc chắn đó là dính dự của Ngài, một hành động luôn luôn không nhục mạ ai, không làm cho ai mất mặt.

Hình ảnh Người Tôi Tớ  trong Is 49, 1-7.20170411 Tim Kiem Nuoc Troi

Chúng ta phải biết đọc lịch sử Cứu rỗi thì chúng ta mới đọc được. Lịch sử cứu rỗi là việc Thiên Chúa can thiệp dính dự vào trong lịch sử trần gian một cách mà không ai ngờ. Cho nên, nếu không có hướng dẫn của lòng tin và bén nhậy với Thiên Chúa thì mình không đọc được.

Lịch sử cứu độ đã bắt đầu từ năm xửa năm xưa, khi mà Thiên Chúa đến với Abraham, rồi thì cứ tiếp tục bằng dân Chúa ngang qua Hội thánh cho đến ngày hôm nay. Có lần, tôi có gợi ý lên cách đọc lịch sử cứu rỗi vào thế kỷ 20, tôi gợi sự kiện xảy đến đầu thế kỷ 20, bởi vì cuối thế kỷ 19 nhân loại bắt đầu khám phá ra khoa học, cảm thấy mình trưởng thành và cũng khám phá ra khá rõ ràng quy luật căn bản của tâm lý; chiều sâu của nhân học… Nội dung con người biết thêm về mình, về vũ trụ và nhận ra mình có nhiều khả năng làm chủ vũ trụ này. Khi khám phá ra như vậy thì người ta chóa tất cả lòng trí lên, và người ta nghĩ rằng: TỚI LÚC KHÔNG CẦN THIÊN CHÚA NỮA. Ngài có chỉ thêm rắc rối thôi … làm phiền hà…, nếu không nói là cản trở đà tiến của người ta. Khoa học, duy khoa học, lúc đó khởi xướng tất cả phong trào chống đối Thiên Chúa mạnh mẽ hơn cả. Tôi ý khuôn mặt của Nietch, một triết gia người Đức.

Trong cái hào hứng của ông, ông nghĩ rằng “Nhân loại mới” tới rồi. Một nhân loại do đầu óc não trạng, do quyền làm chủ của mình tự làm; không cần sự thánh thiện nào cả. Cho nên ông loan báo như thể một thứ ngôn sứ, ngôn sứ của thế giới không cần Thiên Chúa nữa. Trong một cuốn sách tựa đề “Le gai savoir” tức niềm vui của trí thức, ông cho người biết về tương lai, về quyền của mình, thì nó càng có một lý thú thế nào; Nội dung trong đó ông giả tưởng có một chàng thanh niên, anh ta man mát, tay cầm ngọn đuốc chạy cùng tất cả các thành phố và các nơi. Hắn la lên “Thiên Chúa đâu rồi?”. Người ta tò mò và qui tụ chúng quanh anh ấy. Anh đặt lại vấn đề: “Thiên Chúa đấy à, chúng tôi đang chuẩn bị giết chết, chúng tôi chuẩn bị chôn và người ta đang bắt đầu ngửi thấy mùi hôi thối của Thiên Chúa. Rồi đây thế hệ các bạn là thế hệ may mắn. Bởi vì chúng tôi chuẩn bị chôn nên các bạn mới hưởng được hạnh phúc là không còn Thiên Chúa. rồi một thời gian nữa, các bạn chỉ chứng kiến những ngôi nhà thờ rỗng tuếch. Chính những ngôi nhà thờ đó là di tích về một thời mà người ta đã dựng nên Thiên Chúa ở dưới đất. Những di tích đó là những ngôi mộ chôn chết Thiên Chúa luôn, lại là di tích của việc chúng tôi trục xuất Thiên Chúa xong”.

Trong lúc lịch sử xảy đến như vậy, rất là cao điểm. Cuốn sách đó chống đối Thiên Chúa quá mức, Giáo hội lúng túng, các nhà thần học, các nhà chú giải Kinh thánh, các nhà lĩnh đạo tìm hết cách vừa sống, vừa có thể trả lời một lối ở trong nhân loại đang muốn loại trừ Thiên Chúa đi như vậy.

Thiên Chúa không cần chuyện đó. Ngài cho xuất hiện một khuôn mặt rất là đơn giản. Đó là khuôn mặt của Têrêsa Hài Đồng Yêsu. Đó là câu trả lời của Thiên Chúa. Chúng ta không lý luận cách nào được hết. Hội thánh lúng túng, nhân loại thách đố sẽ nhất quyết loại trừ Thiên Chúa, còn Thiên Chúa trả lời qua khuôn mặt của Têrêsa ngay từ đầu thế kỷ này.

Từ đó đã khơi nguồn một sự sống ở trong Hội thánh, và sức sống đó là sức sống tiếp nối hoàn toàn với truyền thống của người nghèo ở trong Tân ước và người nghèo ở trong Cựu ước; nghĩa là từ xa xưa ở trong lịch sử đã làm nên một dòng máu. Từng lúc thì dòng máu ấy vẫn trả lời đó là dòng máu thuộc về Thiên Chúa. Người ta sống như vậy và câu trả lời của Thiên Chúa rất là đơn giản, không lý luận gì cả. Đọc lịch sử cứu rỗi, đọc được hoạt động của Thiên Chúa là như vậy.

Tại vì ta quen những hoạt động, những phong trào, những cái ầm ĩ cả lên tương đương cái ầm ĩ của thế gian. Nhưng mà Chúa không cần. Những khuôn mặt quý giá như khuôn mặt của mẹ Têrêsa Calcuta chẳng hạn. Chúng ta hy vọng chúng ta sẽ không ảo tưởng với một thời gian nữa. Quả thật là khuôn mặt mà Thiên Chúa ban vào cuối thế kỷ này chăng. Đó là câu giải đáp mà Thiên Chúa ban trong lúc người ta thách đố với Thiên Chúa. Do vậy, trong Hội thánh đọc được can thiệp đó, trong lúc mà lịch sử này vẫn cứ ồn ào.

Một câu trả lời như thế chỉ có thể vực người ta lên, vẫn nói mãi lòng chung thủy trước sau như một của Thiên Chúa là yêu mến nhân loại, muốn kéo nhân loại lên. Không bao giờ Ngài làm cho nhân loại mất mặt, trơ trẽn hay xấu hổ. Đó là Thiên Chúa.

Nhân dịp này, tôi có xin phép ông bạn đọc mấy dòng nhật ký này. Tôi đã được đọc nhật ký này ba mười mấy năm về trước, tuy hoàn cảnh lịch sử lúc đó có khác, bầu khí khác nhưng tôi đọc nguyên văn để tôn trọng tác giả. Phía sau vấn đề nó cùng một cách. Khuôn mặt khác thôi nhưng cũng là những vấn đề thử thách của chúng ta đối với Thiên Chúa, không khác lại gì cả. Nhật ký ghi: “Giây phút này tôi nghi ngờ tất cả. Tôi nghi ngờ tình yêu của Ngài. Tôi nghi ngờ giá trị thực hữu của mầu nhiệm Nhập thể. Tôi nghi ngờ tất cả những diễn cảm sinh động mà tôi đã được dưỡng cảm trong tình yêu của Ngài mà tôi được ấp ủ từ nhỏ cho đến bây giờ. Tôi muốn tin như lòng tin của người cộng sản, vì người cộng sản thực tế cụ thể, rõ ràng. Người cộng sản không tin những gì mà họ không thấy, không đạt tới được, hay không bắt được bằng giác quan, hay bằng khả năng của mình. Những cái đó không có về mặt lý thuyết… nhưng rồi ông bạn đặt câu hỏi – Thực sự tôi khắc khoải, linh hồn tôi, trái tim tôi giằng co xâu xé giữa thực thể sống hữu hình và thực tại vô hình đã được sống từ nhỏ. Tôi muốn chối bỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa tình yêu được không? Thật khó, tôi không thể phủ nhận những năm tháng đã qua mà tình yêu Ngài nâng đỡ, dắt dìu tôi. Nhưng ngày hôm nay bắt đầu tôi nghi ngờ sự hiện hữu của Ngài trong thế giới vật chất này… Phải, tôi nghi ngờ quá khứ, Ngài đã đến với tôi bằng tất cả yêu thương và trìu mến, nhưng mà không làm sao tôi chối bỏ được. Ai có thể giải đáp cho tôi nỗi âu lo khắc khoải trong tâm hồn này. Phải chăng tôi phải sẽ lao đầu vào những giá trị của cuộc sống thực tại ồn ào nhộn nhịp trong cuộc sống thường này. Giá trị lao động bàn tay để tự mình làm nên đời của mình. Chúa phải chăng chỉ là trí tưởng tượng phong phú của con người? Phải chăng chỉ là tiếng an ủi xoa dịu của con người trong những lúc khắc khoải, khó khăn? Có thật Ngài đã đến trong trần gian này không? Ngày hôm nay Ngài có mặt với tôi không?” (Trích ký sự của một bạn trẻ 17 hay 18 tuổi).

Đó là một chặng đường có lẽ chúng ta không thẳng vấn đề như vậy, nhưng mà có lúc nào đó chăng?

Một bạn trẻ khác ở một lớp giáo lý, bạn đang có những khủng hoảng những khó khăn. Khi được trao đổi, bạn vào thẳng vấn đề không chút ngập ngừng: “Thưa cha, từ nhỏ con đã học giáo lý, đã qua tất cả các lớp giáo lý vỡ lòng đến cấp 1, cấp 2, cấp 3 và một thời gian làm giáo lý viên. Nhưng rồi do hoàn cảnh, gia đình con phải đi kinh tế mới. Khi đi kinh tế mới được 1 năm, con khám phá ra những gì các cha và giáo lý viên đã dạy là ảo tưởng, là không có thật. Chỉ có bàn tay của mình, mồ hôi nước mắt, những cái mình làm nên, cái đó mới có thật”. Đó là một thái độ bỏ không đành, nuốt cũng không xong. Thái độ của chúng ta có lúc cũng như vậy chăng? Thái độ của chúng ta cũng như hai môn đệ trên đường đi Emmau. Vẫn quyến luyến Chúa Yêsu, nhưng mà xem ra không nuốt nổi, cứ bám lấy dĩ vãng, bỏ đi thì không đành nhưng tương lai thì không thấy gì hết. Cho nên là một hình ảnh chết, một cái khuôn mặt của Thiên Chúa có sẵn. Đó chính là cái bối cảnh khó khăn hơn hết của từng con người trong kinh nghiệm đức tin của chúng ta. Câu chuyện “cái bị” ngày hôm qua cũng giúp cho chúng ta một phần nào chăng. Bởi vì việc gặp gỡ Thiên Chúa, một việc như từng lúc hễ mà con người thực của Ngài đến thì chúng ta phải trút bỏ đi con người mà chúng ta muốn đóng khung Ngài vào đó.

Gặp gỡ Thiên Chúa một phần vừa phải bỏ lại Ngài, cái không là Ngài để đến cuối cùng khám phá ra con người của Ngài. Hành trình đức tin đi như vậy.

Hôm nay chúng ta cùng nhau đi thêm một chặng đường nữa, cùng với Tin Mừng và bầu khí chung quanh Tin Mừng. Xin Chúa giúp chúng ta khám phá ra con người Yêsu thật sự là như thế nào trong lịch sử cứu độ.

Anphongsô Phạm Gia Thụy CSsR

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết