Đó là một cuộc mâu thuẫn đã hoành hành tại Ukraina trong vòng hai năm, làm thiệt hại hàng ngàn mạng sống và trục xuất hàng triệu người. Nhưng cộng đồng quốc tế dường như hoàn toàn lãng quên điều đó.
Dưới đây là bài phỏng vấn của Đức Tổng Giám Mục Shevchuck với CNA.
Phía sau sự mâu thuẫn ở đông Ukraina là gì?
Bản chất rất rõ ràng của cuộc mâu thuẫn này là sự gây hấn bề ngoài của Liên Bang Nga chống lại Ukraina. Sau sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết 25 năm trước, Ukraina đã quyết định trong cuộc trưng cầu dân ý cho sự độc lập của mình, nhưng thật buồn để nói rằng hàng xóm của chúng tôi đang bắt đầu khôi phục Liên Bang Xô Viết, nỗ lực để lôi kéo các quốc gia này trở về với cái gọi là “Liên Minh Á Âu”. Đối với người dân Ukraina thì tất cả những dự án xã hội này là một cuộc thảo luận lớn giữa sự hướng tới dân chủ của chúng tôi, hướng tới các giá trị Châu Âu, hoặc trở về với thời kỳ của Liên Bang Xô Viết. Đó là một cuộc thảo luận lớn lao ở Ukraina có lẽ là ba hay bốn năm trước rồi. Và các công dân Ukraina quyết định trở thành một đất nước tự do và độc lập, đây là lý do vì sao mà chúng tôi bị hàng xóm của chúng tôi tấn công. Dĩ nhiên, Ukraina là một đất nước đa chủng tộc và đa tôn giáo, với những căng thẳng nội tại, các mâu thuẫn và đủ kiểu căn nguyên lịch sử của nó vốn mang lại cho chúng tôi một sự phong phú về sự sống hằng ngày của chúng tôi. Nhưng dù sao, sự gây hấn ấy đang sử dụng điểm yếu của nhà nước Ukraina sau cái gọi là “cuộc cách mạng phẩm giá” khi cuộc thảo luận về tương lai của chúng tôi, tôi có thể nói, được thể hiện bằng hiện tượng mà chúng tôi có thể gọi là “Nữ Tính”. Người dân không chỉ đi ra, thể hiện họ sẵn sàng sống trong một đất nước dân chủ và độc lập. Và trong suốt cuộc thảo luận ấy, sử dụng điểm yếu của nhà nước Ukraina, chúng tôi bị Liên Bang Nga tấn công, trước hết bằng sự sáp nhập bán đảo Crimea và rồi đưa các đội quân Nga vào Donbass, là khu vực ở phía đông Ukraina.
Hai năm trong mâu thuẫn này vẫn có những tranh luận về việc tạo nên một biên giới nhất định cho lãnh thổ bị chiếm đóng. Tại sao ngài lại nghĩ rằng quá khó khăn để thực hiện tính đến thời điểm này?
Ý kiến của tôi là các biên giới của Ukraina được thiết lập theo quốc tế. Vì thế vấn đề không phải là sự thảo luận về biên giới Ukraina, mà là một vấn đề về một sự sáp nhập và chiếm lĩnh bất hợp pháp lãnh thổ Ukraina. Đó là một vấn đề về việc phá vỡ luật quốc tế, và hệ thống an ninh quốc tế, thế giới. Nếu một nước lớn, mạnh có quyền để xâm chiếm nước nhỏ, thì luật quốc tế không tồn tại nữa. Vì thế toàn bộ vấn đề là về công lý và luật quốc tế, tôn trọng phẩm giá và sự an bình của hàng xóm của bạn. Đây là một vấn đề quốc tế.
Đó là một vấn đề quốc tế, nhưng nhiều cộng đồng quốc tế dường như không để ý đến. Tại sao ngài lại nghĩ mâu thuẫn này lại quá tàng ẩn đối với họ? Họ có đang thờ ở không?
Tôi nghĩ có nhiều nguyên nhân về điều đó, tôi có thể nói cuộc chiến ‘thầm lặng’ ở Ukraina. Rất thường ở xã hội quốc tế gọi là ‘các nước giàu’ tập trung rất nhiều vào những lợi ích của họ và cuộc sống của họ theo chính sách quốc tế của họ. Những nước không liên hệ trực tiếp đến chính sách phúc lợi ở những nước giàu có này và các thế lực toàn cầu này rất thường bị gạt ra bên lề và bị lãng quên. Rất thường các nhà chính trị hiện đại thích nhắm mắt họ lại và tạo ra ấn tượng là vấn đề này không tồn tại, hơn là thực hiện một sự dấn thân để giải quyết những vấn đề này. Tôi phải nói rằng tình hình ở Ukraina, cuộc chiến chống lại một đất nước toàn quyền và độc lập, Nhà Nước Ukraina, là một cuộc khủng hoảng quốc tế lớn nhất ở Đông Âu sau Đệ Nhị Thế Chiến. Không chỉ ở cấp độ ngoại giao, không chỉ ở cấp độ quân sự và chính trị, mà cả cấp độ nhân đạo nữa bởi vì mâu thuẫn ấy có liên hệ đến hàng triệu người đang đau khổ. Đất nước Ukraina hiện nay có khoảng 2 triệu người đang là những người bị trục xuất nội bộ. Nhiều người đang nỗ lực để chỉ đơn giản là tồn tại ở trên mảnh đất Ukraina màu mỡ. Đây là lý do vì sao mà Ukraina đang hết sức cần một sự liên đới quốc tế. Vì rất thường nỗi thống khổ của con người ngày nay đang trở thành một tuồng diễn. Rất thường trong các bản tin xã hội phương tây, chiến tranh và nỗi thống khổ chỉ đơn giản là một vấn đề của một kiểu tin tức hằng ngày. Rất thường là chúng ta thờ ơ, rất thường là chúng ta sẽ bịt mắt lại và nói ‘đây không phải là việc của tôi’ khi chúng ta thấy cảnh đổ máu hay nỗi thống khổ của nhân loại. Đây là lý do vì sao tình hình ở Ukraina làm dấy lên những vấn đề hết sức sâu xa: chúng ta có đang dấn thân đến tận nền tảng của nền dân chủ không? Chúng ta có đang dấn thân để tạo nên sự thánh thiêng của sự sống con người không? Tất cả những câu hỏi này giờ đang dấy lên ở Ukraina, và chúng tôi là những người Ukraina cũng đặt câu hỏi này cho cộng đồng quốc tế nữa.
Cho đến mức độ tiến xa mà Giáo Hội Công Giáo – Hy Lạp chạm tới, thì sự mâu thuẫn này tác động đến Giáo Hội thế nào? Có khó khăn gì cho các linh mục trong khu vực mâu thuẫn không? Giáo Hội đang giải quyết tình hình như thế nào?
Vai trò và sự dấn thân của Giáo Hội trong những hoàn cảnh hoặc chiến tranh là một sự chăm sóc mục vụ cho những người đang đau khổ. Chúng tôi có những giáo xứ của chúng tôi ở Crimea, chúng tôi có những giáo xứ của mình ở vùng lãnh thổ bị chiếm đóng là Donbass, chúng tôi có các linh mục của mình thậm chí ở ngay trong nơi gọi là “Vùng Xám Xịt”, là ranh giới chia cách giữa lãnh thổ dưới sự kiểm soát của chính phủ Ukraina và lãnh thổ bị chiếm đóng. Chúng tôi có các tổ chức của mình, các giáo xứ, các cộng đoàn trên toàn lãnh thổ Ukraina và sứ mạng của chúng tôi là đồng hành cùng những người đang cần sự giúp đỡ, phục vụ những người đang gặp nguy hiểm, đồng hành với những người đang cần đến tình liên đới của chúng tôi. Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraina là một Giáo Hội toàn cầu, chúng tôi có các giáo xứ, các cộng đoàn của mình, không chỉ ở Ukraina mà ở Nam và Bắc Mỹ, Úc Châu, Tây Âu, thân mình của Giáo Hội ở trong những hoàn cảnh cực kì khó khăn thế này thì sẽ năng động hơn ít nhiều. Vì thế chúng tôi đang nỗ lực để giúp những nơi đang cần sự giúp đỡ. Chúng tôi đang nỗ lực để thực thi các công việc phục vụ xã hội cho những người bị trục xuất nội bộ, chúng tôi đang nỗ lực để đồng hành với những người lính Ukraina đang ở trận tuyến là những người đang hy sinh mạng sống của mình vì một Ukraina tự do và độc lập, chúng tôi đang nỗ lực trong tư cách là các Kitô Hữu để phục vụ mọi người đang cần giúp đỡ không cần phải hỏi Giáo Hội nào mà bạn đang thuộc về, quốc tịch nào mà bạn đang mang, loại ngôn ngữ nào mà bạn đang nói. Dĩ nhiên một linh mục không chỉ đơn thuần là một người công nhân xã hội. Ngang qua việc chăm sóc mục vụ của chúng tôi, chúng tôi đang nỗ lực làm chứng, một lời chứng cho những người thường cảm thấy bị mọi người bỏ rơi. Trong những hoàn cảnh đớn đau như thế thì người ta thường hỏi: Thiên Chúa có quan tâm gì đến chúng tôi không? Chúng tôi có đang bị Thiên Chúa lãng quên không? Và sự hiện diện của các linh mục của chúng tôi, các nữ tu, các giám mục của chúng tôi, cùng với những người đang chịu đau khổ là một sự hiện diện mà Thiên Chúa đang ở cùng chúng tôi, rằng Đức Kitô luôn luôn đồng hành cùng những người là nạn nhân của sự gây hấn, vì chính Ngài cũng trở thành một nạn nhân của thập giá, và bằng cách này Ngài mang lại ơn cứu độ cho thế giới. Tôi muốn nói sự phục vụ, thách đố và chứng tá trong đời sống hằng ngày tại Ukraina.
Thế còn về sự hợp tác với các nghi lễ và các Giáo Hội khác theo nghĩa là hỗ trợ nhau? Điều này đang như thế nào?
Như tôi đã đề cập trước đó, Ukraina là một đất nước đa sắc tộc, đa văn hoá và đa tôn giáo, nhưng trong những hoàn cảnh bi đát thế này chúng tôi đang trải nghiệm một sự đại kết trong hành động, bởi vì không ai lại hỏi bạn là ai hay bạn thuộc về niềm tin nào, bạn thuộc về Giáo Hội nào. Chúng tôi hiệp nhất trong sự chăm sóc của chúng tôi dành cho những người đang cần đến sự giúp đỡ. Chúng tôi đang cùng nhau cầu nguyện, chúng tôi đang giúp nhau, chúng tôi đang hỗ trợ nhau trong tư cách là các Giáo Hội, các cộng đồng, vì mục tiêu chung của chúng tôi là phục vụ mọi người đang cần đến sự phục vụ của chúng tôi, bởi vì tất cả mọi người Kitô Hữu đều tin rằng mỗi một con người nhân loại đều được tạo dựng nên theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa. Vì thế việc phục vụ của chúng tôi đối với những người đang cần sự giúp đỡ là một phần thiết yếu của việc thờ phượng Thiên Chúa của chúng tôi, chúng tôi không thể ca tụng Thiên Chúa mà không mang lại sự phục vụ cho những người đang hiện diện hôm nay như những người ở bệnh viện, những người đang đói, những người đang khát, nhũng người đang ở trong mọi sự nguy hiểm của đời sống của họ.
Giáo Hội Công Giáo Latinh đã thể hiện nhiều sự hỗ trợ đối với người Công Giáo Hy Lạp ở Ukraina và đối với các nỗ lực nhân đạo đang diễn ra. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã có một tổng hợp để hỗ trợ các nỗ lực xoa dịu mâu thuẫn không lâu trước đó. Sự hỗ trợ này có ý nghĩa gì đối với người dân Ukraina?
Chúng tôi rất biết ơn Đức Thánh Cha về sáng kiến của Ngài, trước hết là để mang lại sự chú ý của cộng đồng quốc tế đối với nỗi khổ của mọi công dân Ukraina ở Ukraina. Sự hỗ trợ đặc biệt đó, sứ mạng nhân đạo đặc biệt đó mà Đức Thánh Cha đã công bố, cách trực tiếp không phải là một sự hỗ trợ của một Giáo Hội địa phương, mà đây là sự hỗ trợ và giúp đỡ đối với người dân đang là nạn nhân của sự gây hấn bất công. Dĩ nhiên các Giáo Hội địa phương, cả Nghi Lễ Byzantine và Latinh, chúng tôi đang mở ra để hợp tác với sứ mạng đó của Đức Thánh Cha, chúng tôi đang mở ra để mang lại những tổ chức của chúng tôi, các khả năng của chúng tôi, cộng đồng của chúng tôi, để chạm tới những người mà Đức Thánh Cha đang sẵn sàng giúp đỡ. Chúng tôi hết sức biết ơn là Đức Thánh Cha đang nỗ lực để thức tỉnh ý thức của các Kitô Hữu Châu Âu trước sự im lặng ấy về cuộc chiến bất công chống lại Ukraina.
Con cũng muốn hỏi về các mối quan hệ với Giáo Hội Chính Thống Nga. Tình hình phức tạp, đặc biệt là trước mâu thuẫn đang diễn ra, nhưng đâu là tình trạng các mối quan hệ hiện tại giữa hai Giáo Hội?
Ở Ukraina chúng tôi không có Giáo Hội Chính Thống Nga, chúng tôi có Giáo Hội Chính Thống Ukraina thuộc thượng phụ Moscow, và Giáo Hội ấy cũng đang nỗ lực để giúp những người đang cần giúp đỡ. Dĩ nhiên là Giáo Hội ấy đang trải qua một số căng thẳng nội bộ có liên quan đến sự gây hấn của Nga, bởi vì những người lính này đang giết người Ukraina, mà đa số họ lại thuộc về cùng một Giáo Hội. Vì thế câu hỏi là vì sao các thành viên của cùng một Giáo Hội lại giết anh chị em của mình trên mảnh đất Ukraina. Đây là một vấn đề lớn. Nhưng rồi ở Ukraina chúng tôi đang nỗ lực để hợp tác với Giáo Hội Chính Thống Nga, chúng tôi đang nỗ lực để tôn trọng sự nhạy bén của các tín hữu Chính Thống, và giúp nhau. Tôi nghĩ chúng tôi đang khám phá ra rằng có nhiều điều và nhiều vấn đề đang hiệp nhất chúng tôi hơn là gây chia rẽ chúng tôi. Nếu chúng tôi bỏ mặc chính trị, nếu chúng tôi nhìn vào mắt của những người mà chúng tôi đang phục vụ, thì chúng tôi sẽ tái khám phá ra Đức Kitô hằng sống đang hiện diện ở giữa chúng tôi, Thiên Chúa của chúng tôi, cũng giống như của Công Giáo và Chính Thống, giống như Thiên Chúa của anh em Tin Lành, Hồi Giáo và Do Thái Giáo. Thiên Chúa của chúng tôi đang kêu gọi chúng tôi hãy yêu thương người thân cận của mình.
Vậy thì ngài có ý nói rằng những nỗ lực hợp tác là mạnh hơn bất cứ căng thẳng nào đang tồn tại?
Tôi phải làm chứng rằng người dân của chúng tôi ở tận nơi nền tảng hết sức căn bản của Giáo Hội, đang hiệp nhất hơn sự hợp nhất mà các lãnh đạo Giáo Hội đang thực hiện, và họ đang mời gọi chúng tôi đi theo họ. Đây là những câu hỏi sâu sắc – tại sao chúng ta phải đau khổ? Chúng ta có niềm hy vọng không? Sự hy sinh của chúng ta có ý nghĩa gì không? – thì cũng giống như các câu hỏi mà mọi người đang hỏi; Chính Thống Giáo, linh mục, giám mục, Công Giáo, Hồi Giáo, Do Thái Giáo, và tôi nghĩ chúng chúng ta chân thật và trung thành với ơn gọi của chúng ta thì chúng ta sẽ có cùng một câu trả lời cho những người này. Trong sự phục vụ ấy, chúng ta đang và sẽ hiệp nhất.
Khi nói về các mối quan hệ giữa các vị lãnh đạo Giáo Hội, thì đâu là quan điểm của ngài về cuộc gặp gỡ của Đức Giáo Hoàng với Thượng Phụ Kirill vào Tháng Hai vừa qua?
Tôi nghĩ đó là một cuộc gặp gỡ mang tính lịch sử. Chúng tôi hết lòng tạ ơn Thiên Chúa cuối cùng điều ấy cũng đã xảy ra, vì trong nhiều thập kỷ chúng tôi trong tư cách là người Công Giáo Hy Lạp Ukraina bị cho là một ngáng trở cho cuộc gặp gỡ ấy. Xin tạ ơn Thiên Chúa giờ đây chúng tôi không là một ngáng trở cho các mối quan hệ và các cuộc gặp gỡ huynh đệ như thế. Tôi nghĩ rằng Đức Thánh Cha đang mở ra một trang mới trong lịch sử các mối quan hệ giữa người Công Giáo và Chính Thống Giáo. Nhưng để hợp tác, để phát triển các mối quan hệ huynh đệ thì chúng tôi không thể đưa ra bất kì một điều kiện nào. Cuộc thảo luận chính ở Ukraina, một số “điều kiện” là một số điểm của tuyên bố chung đã được ký. Nhưng Đức Thánh Cha, nhiều lần khi tôi có dịp trò chuyện với Ngài, nhấn mạnh rằng đối với Ngài điều quan trọng nhất là con người chứ không phải tờ giấy, cuộc gặp gỡ chứ không phải là bản tuyên bố, sự hợp tác chứ không phải là tư duy lý thuyết, một số tuyên bố mang tính triết lý, vì lý thuyết sẽ đến và đi, một bản tuyên bố sẽ bị lãng quên, chỉ có cử chỉ của sự mở rộng vòng tay của chúng ta là còn mãi.
Ngài cũng đã biết Đức Giáo Hoàng kể từ khi Ngài còn ở Argentina. Đức Giáo Hoàng dường như có một sự thành công lớn lao trong việc hiệp nhất con người từ nhiều tôn giáo và nhiều hoàn cảnh khác nhau theo bối cảnh ấy. Ngài có nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng đang dùng cùng một chiến lược như hồi đó, nhưng có lẽ ở qui mô lớn hơn trong tư cách là một Giáo Hội không?
Tôi phải nói Ngài là một như khi Ngài ở Buenos Aires. Ngài là một trong tư cách Người Kế Vị Thánh Phêrô ở Rôma, và chính sách của Ngài hầu như là vẫn thế, vì Ngài đang nỗ lực để thực sự phá đổ hết mọi chia rẽ, hết mọi thành kiến chống lại anh chị em. Tôi thực sự nghĩ rằng Ngài đang ở dưới sự tác động của Chúa Thánh Thần, là điều mang lại cho Ngài biết trân trọng phẩm giá của con người nhân loại bất chấp nguồn gốc niềm tin, Giáo Hội hay chính trị nào mà họ thuộc về. Tôi nghĩ đây là cách mà các Kitô Hữu được mời gọi để làm chứng cho Đức Kitô trong tương lai, và tôi nghĩ trong sự tác động đó của Chúa Thánh Thần chúng ta có thể xây dựng sự hiệp nhất. Sự hiệp nhất của Giáo Hội, sự hiệp nhất của nhân loại. Tôi còn nhớ những lời của Thánh Gioan Phaolô II là một Châu Âu hiệp nhất chỉ có thể hiệp nhất trong Đức Kitô. Và tôi nghĩ Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ đơn giản là đang đi trên cùng một con đường.
Vậy thì có thể nói là đến giờ chiến lược của Ngài vẫn đang hiệu quả?
Hoàn toàn thế.
Về chủ đề đối thoại, một cuộc gặp gỡ lịch sử khác sẽ diễn ra vào Tháng Sáu, Công Đồng Chính Thống. Đâu là suy nghĩ của ngài về điều này, xét đến suy hiện diện của ngài trong một đất nước đại đa số là Chính Thống?
Tôi đã viết lá thư cho Đức Thượng Phụ Bartholomew của Constantinople và cho các thành viên của Công Đồng Chính Thống, để đảm bảo lời cầu nguyện của chúng tôi, vì những thách đố mà Kitô Giáo đang đối diện hôm nay là chung, cho cả Chính Thống và Công Giáo. Như tôi đã nói trước đó, có nhiều thứ đang hiệp nhất chúng tôi lại hơn là gây chia rẽ chúng tôi. Sự bê bối lớn lao nhất của thế giới chúng ta là sự chia rẽ giữa các Kitô Hữu. Vì thế lời cầu nguyện của tôi là để Chúa Thánh Thần giúp anh em Chính Thống của chúng tôi hiệp nhất các lỗ lực của họ để vẫn trung thành với Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô trong nền văn hoá toàn cầu hoá ngày nay. Việc cầu nguyện của chúng tôi để cho sự mở ra đối thoại với nền văn hoá hiện đại, và đối thoại với anh chị em Kitô Hữu là những người có lẽ không phải là một thành viên với sự hiệp thông Chính Thống, sẽ là một chủ đề của các cuộc thảo luận của họ. Vì chúng ta có thể đối diện với các thách đố chỉ khi chúng ta ở trong sự đối thoại với Thiên Chúa và thế giới ngày nay, khi chúng ta biết yêu Thiên Chúa và người thân cận của mình. Chúng ta không thể yêu thương người thân cận của mình mà không đi vào cuộc đối thoại với họ. Chúng ta không thể mang lại chứng tá của chúng ta cho nhân loại ngày nay mà không có tinh thần của tình yêu. Tình yêu có thể mang lại sự cởi mở đó, sự tươi mới đó, sự năng động ấy cho Giáo Hội. Đây là lời cầu nguyện của tôi và mong muốn của tôi đối với Công Đồng Chính Thống, điều mà tôi thể hiện trong thư của mình.
Sẽ có một đại diện nào của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp đến quan sát không? Bản thân Ngài hoặc bất cứ ai khác?
Không. Như tôi hiểu, những quan sát viên từ phía Giáo Hội Công Giáo, đặc biệt từ phía Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp, không được mời đến Công đồng. Nhưng chúng tôi tôn trọng sự nhạy bén và mong muốn của họ, và tuy nhiên chúng tôi sẽ hỗ trợ và chúng tôi sẽ hiệp nhất với các vị lãnh đạo Chính Thống trong lời cầu nguyện và trong Chúa Thánh Thần.
Mặc dù đây là một Công đồng cụ thể đối với các Giáo Hội Chính Thống, thì chủ đề thảo luận nào sẽ phù hợp nhất từ góc độ Công Giáo? Các vấn đề như sự hiệp nhất hoá lịch phụng vụ, chẳng hạn…
À, những chủ đề này đa phần là những vấn đề nội bộ của cộng đồng Chính Thống, vì thế đây là lý do mà chúng tôi không đi vào trong thảo luận hay tranh luận với anh em Chính Thống. Bất cứ một sự lớn lên nào trong sự hiệp nhất giữa anh em Chính Thống sẽ đều hữu ích cho cuộc đối thoại của chúng tôi, vì một số kiểu chia rẽ giữa các Giáo Hội Chính Thống làm tổn thương khả năng để có một cuộc đối thoại cởi mở và thành công giữa Chính Thống và Công Giáo. Có lẽ ở Ukraina, chúng tôi có ba Giáo Hội Chính Thống, và chúng tôi cầu nguyện để một ngày nào đó ít nhất là Giáo Hội Chính Thống ở Ukraina được hiệp nhất. Điều đó sẽ thuận tiện cho cuộc đối thoại Giáo Hội Chính Thống ở Ukraina. Cũng thế trong cách tiếp cận toàn cầu. Càng có nhiều sự hiệp nhất trong Chính Thống sẽ mang lại nhiều sự hiệp nhất hơn trong tất cả mọi Kitô Hữu.
Một câu hỏi sau cùng. Có một tin tức nào về việc Đức Giáo Hoàng sẽ đến Ukraina không?
Chưa có.
Nhưng Đức Hồng Y Paroline sẽ đế vào Tháng 6…
Đúng, Đức Hồng Y Paroline, Vụ Quốc Khanh Toà Thánh công bố là ngài sẽ đến. Ngay bây giờ chúng tôi đang chuẩn bị cho chuyến thăm của ngài, cuộc thảo luận của ngài ở Ukraina, và chúng tôi hy vọng rằng ngài sẽ công bố mọi sự để chúng tôi có thể biết về một chuyến thăm có thể của Đức Thánh Cha và hoạt động nhân đạo của Đức Thánh Cha để giúp những người đau khổ ở Ukraina.
Elise Harris
Hoà Bình (Chuyển ngữ từ CNA)