Bài phát biểu của Hồng Y Joseph W. Tobin về Tông Huấn "Amazon yêu quý"

tobin_usa_amazonia-696x332

Tuyên bố của Đức Hồng Y Joseph W. Tobin, C.Ss.R., về Tông Huấn “Amazon yêu quý”, Huấn dụ sau Thượng hội đồng của Giáo hoàng Phanxicô

Trong những năm phục vụ cộng đoàn Dòng Chúa Cứu Thế, tôi có đặc ân được viếng thăm  các nhà truyền giáo ở hơn 70 quốc gia khác nhau trên khắp thế giới. Điều tôi học được trong quá trình đó là mọi nhà truyền giáo được kêu gọi 1) yêu mến những người mà họ phục vụ, 2) tôn trọng truyền thống, phong tục và kinh nghiệm sống của họ, 3) giúp xây dựng cộng đồng địa phương và từ chối mọi nỗ lực khai thác tài nguyên thiên nhiên của họ và 4) là khuôn mặt của Chúa Giêsu hiện thân giữa họ. Khi các nhà truyền giáo có thể hoàn thành các mục tiêu này, thừa tác vụ của họ khởi sắc, hạt giống được gieo trồng và cộng đồng tồn tại và phát triển ngay cả khi đối mặt với những trở ngại to lớn.

Sau nhiều tháng cầu nguyện, lắng nghe chăm chú và suy ngẫm cẩn thận về các cuộc thảo luận của Thượng hội đồng đặc biệt được tổ chức tại Roma từ ngày 6 đến 27 tháng 10 năm 2019, về những thách thức và cơ hội được đặt ra khi làm việc với các dân tộc trong vùng Amazon, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã tái khẳng định bốn yếu tố thiết yếu này của một người môn đệ truyền giáo. Ngài đã kêu gọi chúng ta chú ý đến nhu cầu thiết yếu của Tin Mừng để chia sẻ ánh sáng của Chúa Kitô với tất cả các dân tộc trên toàn thế giới bao gồm các anh chị em yêu quý của chúng ta ở Amazon.

Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhở chúng ta, vùng Amazon là một tổng thể đa quốc gia và liên kết với nhau, một quần thể sinh vật tuyệt vời được chia sẻ bởi chín quốc gia: Brazil, Bolivia, Colombia, Ecuador, Guyana, Peru, Surinam, Venezuela và lãnh thổ Guiana thuộc Pháp. Tôi gửi Tông huấn này cho toàn thế giới nhằm giúp đánh thức tình cảm và sự quan tâm của thế giới đối với vùng đất cũng là của chúng tôi, và mời họ coi trọng nó và thừa nhận nó là một mầu nhiệm thiêng liêng”.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng “Các quần xã sinh vật vĩ đại” , khu vực của Amazon, là “của chúng ta”. Nhưng nó không phải là của chúng ta trong cách riêng biệt hoặc độc quyền. Đầu tiên và quan trọng nhất, nó thuộc về các dân tộc có nguồn gốc ở khu vực này. Lịch sử đáng buồn của họ về sự thay thế, khai thác và lạm dụng đã lan ra toàn thế giới. Để đáp ứng lại, chúng ta cần phải đoàn kết trong yêu thương, và chúng ta phải dấn thân để đồng hành với anh chị em của mình để để giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên của khu vực , bất cứ khi nào có thể, để khôi phục sự phong phú vốn có đang bị đe dọa bởi những ý tưởng sai lầm nghiêm trọng về kinh tế và văn hóa tiến bộ.

Đức Thánh Cha đã giới thiệu cho chúng ta tất cả Tài liệu cuối cùng của Hội đồng Giám mục đặc biệt cho Vùng Amazon vào tháng 10 năm ngoái, Amazon: Những con đường mới cho Giáo hội và cho một hệ sinh thái tích hợp. Ở đây chúng ta sẽ tìm thấy các cuộc thảo luận mạnh mẽ về trách nhiệm của Giáo hội và các cách tiếp cận khác nhau có thể (một số tranh cãi) đối với chức vụ hiệu quả giữa các dân tộc trong khu vực.

Mục tiêu của Đức Giáo hoàng Phanxicô thì rộng hơn và sâu hơn so với các báo cáo truyền thông và bình luận của chuyên gia cho thấy. Ngài yêu cầu tất cả chúng ta trở thành những môn đệ truyền giáo, những người 1) yêu mến những anh chị em này của chúng ta, 2) tôn trọng phẩm giá con người của họ, 3) chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta như những quản gia của công trình sáng tạo của Chúa và 4) là khuôn mặt của Chúa Kitô hiện diện nơi người dân của chúng ta, các tổ chức của chúng ta và trong cam kết của chúng ta để loan báo niềm vui Tin Mừng.

Là một nhà truyền giáo, và là một giám mục, tôi hoan nghênh sự khôn ngoan, đam mê và nhiệt huyết mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô chia sẻ với toàn thế giới, với mỗi người chúng ta, qua Tông huấn “Amazon yêu quý”. Tôi đã viếng thăm các khu vực tại Amazon một số lần kể từ năm 1985, chứng kiến ​​vẻ đẹp tuyệt vời và sự bất công bi thảm mà Đức Thánh Cha chỉ ra rất rõ ràng trong Tông huấn này.

Có thể lời khích lệ đẹp đẽ và đầy thách thức này từ Đức Thánh Cha buộc tất cả mọi người tốt lành trên toàn thế giới nhìn vào người dân Amazon, để nghe tiếng khóc của những người nghèo và bị thiệt thòi ở đó và ở khắp mọi nơi, và hành động một cách chính đáng và yêu thương để chăm sóc họ và cho ngôi nhà chung của chúng ta.

(tổng giáo phận Newark)

Hoàng Việt chuyển ngữ (theo Scala News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết