Ba Lan và vấn đề những người tị nạn

“Hiện tượng nhập cư nói chung (và của những người tị nạn cũng như những người đang xin quyền tị nạn nói riêng) là hết sức mới mẻ, khác biệt và xa lạ đối với người dân tại Ba Lan”.

20160726 BalanĐức Cha Pawel Rytel-Andrianik – phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, gần đây đã báo cáo về việc đón nhận những người tị nạn ở Ba Lan trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng di cư hiện nay ảnh hưởng đến các quốc gia châu Âu. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm Ba Lan vào ngày mai 27/7 nhân Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Sau đây là tóm tắt ngắn gọn về bản báo cáo của Đức Cha Rytel-Andrianik.
Ba Lan không nằm trên khu vực của các dòng di cư chính ở châu Âu. Không có sự kết nối trực tiếp với các lộ trình của các dòng di cư chính về phía châu Âu (miền đông, miền trung và tây Địa Trung Hải) đi qua lãnh thổ Ba Lan. Năm 2015, có tới 12.325 yêu cầu xin tị nạn đã được nộp tại các văn phòng ở Ba Lan. Phần lớn các yêu cầu xin tị nạn đã được thực hiện bởi các công dân đến từ các quốc gia như: Liên bang Nga (Chechnya) – 7.989, Ukraine – 2.305, và các quốc gia khác như Georgia – 394, Syria – 295, và Armenia – 195. Những vấn đề này không thể so sánh với những vấn đề đã từng xảy ra tại phần lớn các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu.
Trong ba tháng đầu tiên của năm 2016, đã có 2.627 yêu cầu xin tị nạn đã được trình bày. Ngoài các quốc gia vừa được nêu ở trên, có khoảng khoảng 300 yêu cầu đến từ các công dân Thổ Nhĩ Kỳ (Kurd) và Tajikistan.
Ba Lan là một đất nước thống nhất chủng tộc. “Hiện tượng nhập cư nói chung (và của những người tị nạn cũng như những người đang xin quyền tị nạn nói riêng) là hết sức mới mẻ, khác biệt và xa lạ đối với người dân tại Ba Lan”. Vì lý do này, thông qua các số liệu chính thức liên quan đến vấn đề công dân nước ngoài cư trú hợp pháp tại Ba Lan cho thấy con số này chỉ chiếm 0,4% trong toàn thể dân số. Lý do về vấn đề này có thể được tìm thấy qua việc thiếu các cuộc tranh luận công cộng, qua nội dung phức tạp của các thủ tục pháp luật về vấn đề di cư và việc thiếu sự tham gia của các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và cao hơn nữa. Không có các chương trình mang tính hệ thống nhằm giúp cho người dân Ba Lan hiểu được về sự đa dạng dựa trên nền tảng tôn giáo, chủng tộc và văn hóa, trừ một số chương trình ở cấp địa phương hoặc chỉ tập trung vào các nhóm mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như vấn đề cảnh sát biên giới.
Nhờ vào tấm lòng quảng đại của những người Công giáo Ba Lan đất nước đã có thể giúp đỡ những người tị nạn từ Sudan, Nigeria, Ai Cập, Lebanon, Syria và Iraq. Các Giám mục Ba Lan, từ năm 2009, đã tổ chức nhiều cuộc quyên góp cấp Giáo phận nhằm giúp đỡ cho những người tị nạn bất kể họ là Kitô hữu hay thuộc các tôn giáo khác. Lòng biết ơn của những người tị nạn đối với những người Công giáo tại Ba Lan đã gia tăng, chỉ tính riêng trong năm 2014, hơn 5 triệu zloty (tương đương với số tiền 1,2 triệu Euro) đã được quyên góp để giúp đỡ những người tị nạn. Tổ chức Caritas tại Ba Lan hiện đã hỗ trợ cho hơn 3000 người tị nạn đến từ châu Phi, Đông Âu và nhiều nơi khác mỗi năm.
Ngay sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô trong giờ kinh Truyền Tin hôm 6/9 năm ngoái, đưa ra lời kêu gọi mỗi Giáo xứ, Tu viện cũng như mỗi Đền thờ ở châu Âu hãy tiếp đón một gia đình những người tị nạn trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan đã viết như sau: “Giáo hội Công giáo tại Ba Lan -được mời gọi để giúp đỡ mọi người bằng những hành động cụ thể trong suốt Năm Thánh Lòng Thương Xót – sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để có thể giúp đỡ những người tị nạn trong những tình cảnh đầy bi đát của họ”, và giao phó cho tổ chức Caritas Polska trách nhiệm tổ chức và điều phối các sáng kiến liên quan đến việc hỗ trợ cho những người tị nạn ở cấp Giáo phận thông qua các tổ chức Caritas tại giáo phận, đồng thời nhắc lại trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm kiểm soát, sự an toàn, và các dịch vụ cơ bản đối với những người tị nạn.
Ngày 30/6/2016, tại trụ sở của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, một Thông điệp đã được gửi đến các Giáo xứ tại Ba Lan liên quan đến các giải pháp đối với các vấn đề của những người nhập cư.
Chúng ta không được quên lý do chính đối với cuộc khủng hoảng di cư hiện tại, đó chính là các cuộc chiến tranh xảy ra ở Trung Đông và châu Phi. Từ đó, nảy sinh một nhu cầu cấp bách trong việc cầu nguyện cho hòa bình, tiếp tục các nỗ lực hòa giải và không ngừng kêu gọi lương tâm của các nhà cầm quyền. Nhiều người dân đã phải ở lại quốc gia của mình, và ở nơi đó, họ phải chờ đợi sự xuất hiện của các đoàn viện trợ trực tiếp tại các khu vực bị ảnh hưởng. Đồng thời chúng ta có nhiệm vụ phải chăm sóc cho những người đã quyết định rời bỏ quê hương xứ sở của mình. Chúng tôi mời gọi các tín hữu hãy cầu nguyện và giúp đỡ cho những người dân đang rất cần hỗ sự hỗ trợ của chúng ta. Chúng tôi không thể từ bỏ việc tìm kiếm những giải pháp thích hợp đối với cuộc khủng hoảng hiện nay.
Minh Tuệ (theo Zenit)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết