Các tôn giáo sẽ giúp “Mang lại sức sống cho việc đạt được các mục tiêu phát triển của Liên Hiệp Quốc năm 2030”. Đây chính là những điều đã được nhấn mạnh trong một cuộc đối thoại với Agenzia Fides của Giáo sư Cristina Calvo, giám đốc chương trình “Dân chủ, xã hội và các nền kinh tế mới” của Đại học Buenos Aires, chuyên gia tư vấn của tổ chức Caritas châu Mỹ Latinh và là thành viên của Hội nghị Tôn giáo vì Hòa bình Thế giới (WCRP).
Buenos Aires (Agenzia Fides) – Diễn đàn Liên tôn G20 đã ghi nhận vô số các đề xuất chuyên đề cũng như sự tham gia chưa từng thấy của các cơ quan chính trị (xem Fides 26/09/2018). Các tôn giáo sẽ giúp “Mang lại sức sống cho việc đạt được các mục tiêu phát triển của Liên Hiệp Quốc năm 2030”. Đây chính là những điều đã được nhấn mạnh trong một cuộc đối thoại với Agenzia Fides của Giáo sư Cristina Calvo, giám đốc chương trình “Dân chủ, xã hội và các nền kinh tế mới” của Đại học Buenos Aires, chuyên gia tư vấn của tổ chức Caritas châu Mỹ Latinh và là thành viên của Hội nghị Tôn giáo vì Hòa bình Thế giới (WCRP). Giáo sư Calvo đưa ra một báo cáo về sự kiện, mang tên “Xây dựng sự đồng thuận vì sự phát triển công bằng và bền vững”, vốn lần đầu tiên được quy tụ từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 9 với nhóm liên tổ chức “Đạo đức và Kinh tế” và các tổ chức tạo nên ‘Diễn đàn Liên tôn G20’.
Giáo sư Calvo đã ghi nhận sự kết hợp của hai đường hướng (thứ nhất, với các thành phần học thuật và kinh tế, thứ hai, liên tôn và xã hội), cho phép một cuộc thảo luận hữu ích về các vấn đề chẳng hạn như: tự do tôn giáo, sự di chuyển của con người, công lý môi sinh, kinh tế, tài chính, sự phát triển của con người, cuộc chiến chống các tội phạm có tổ chức, tất cả đều có mẫu số chung đó chính là “sự phát triển bền vững”. Điều này cho phép chúng ta “trao đổi về những tầm nhìn và thực tiễn tốt nhất” nhờ sự hiện diện của các nhà chức trách quốc gia Argentina, như phó tổng thống Gabriela Michetti, hai vị bộ trưởng và hai thứ trưởng”.
Những đề xuất của Diễn đàn sẽ sớm đến được với các chính phủ G20. Theo bà Elena López Ruf, thuộc tổ chức đại kết phi chính phủ Argentina CREAS, công việc được thực hiện ở Buenos Aires cho phép các cá nhân tham gia vào các tổ chức để thành lập “các liên minh chiến lược”.
Sự hiện diện của “các nhà quản lý đến từ nhiều quốc gia khác nhau, những người có thể tương tác trực tiếp với các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức tôn giáo hoạt động trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế hoặc nhân đạo khẩn cấp, chẳng hạn như người tị nạn, là vô cùng quan trọng”.
Giáo sư Calvo và bà López Ruf thừa nhận vai trò lãnh đạo hàng đầu trên toàn thế giới của ĐTC Phanxicô và Thông điệp ‘Laudato Sì’ của Ngài, vốn chính là “khuôn khổ tham chiếu đã được công nhận bởi các nhân tố xã hội, các học giả và chính quyền vượt xa những lựa chọn của đức tin”, Giáo sư Cristina Calvo nói.
Trong khi Diễn đàn Liên tôn G20 liên kết các tổ chức tôn giáo trên toàn thế giới, Nhóm “Đạo đức và Kinh tế” được hình thành từ các tổ chức Mỹ Latinh và phi Mỹ Latinh khác nhau (trong số các tổ chức khác chẳng hạn như: Caritas, Celam, Liên minh các Giáo hội Trưởng Nhiệm và Cải cách, Chương trình Phát triển LHQ, Ngân hàng phát triển liên Mỹ).
Minh Tuệ chuyển ngữ