Cái nôi của Kitô giáo có nguy cơ bị tiêu diệt và cần phải trở thành mối bận tâm cấp bách đối với tất cả các Kitô hữu thuộc mọi giáo phái. The Anglosphere Society đang triệu tập các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực để đưa ra một phân tích rõ ràng về những thách thức mà các anh chị em Kitô hữu của chúng ta ở Trung Đông phải đối diện trong thời kỳ hậu ISIS.
Tờ Economist đã đăng trên trang nhất một bài báo gần đây về việc giải phóng thành phố Raqqa tại Syria khỏi tay ISIS vào hồi tháng trước như sau: “Với những kẻ chiến thắng, một công việc hết sức cực nhọc”.
Trong khi tất cả chúng ta có thể vui mừng vì sự thống trị đẫm máu của ISIS đã kết thúc, xã hội Anglosphere mời gọi chúng ta tham dự hội nghị liên tôn thường niên lần thứ hai vào ngày 5 tháng 12 năm 2017 tại 3 West Club, thành phố New York. Tìm hiểu thêm và đối thoại với các chuyên gia về việc bảo vệ, tái thiết và hội nhập các Kitô hữu tại Trung Đông.
Những vấn đề mà các Kitô hữu phải đối diện khi trở về quê hương xứ sở sau thời gian chiếm đóng của ISIS đang khiến cho họ ngã lòng.
Dân số 1.4 triệu người Kitô giáo sống ở Iraq vào năm 2003 đã giảm xuống con số dưới 250.000 kể từ cuộc xâm lược vào năm 2003. Điều này cho thấy sự sụt giảm 80% kể từ đầu thế kỷ đối với một Giáo hội theo dấu đức tin của nó trở lại thời Thánh Tôma Tông đồ và một Giáo hội tiếp tục cầu nguyện bằng tiếng Aramaic, ngôn ngữ của Chúa Giêsu.
Cái nôi của Kitô giáo có nguy cơ bị tiêu diệt và cần phải trở thành mối bận tâm cấp bách đối với tất cả các Kitô hữu thuộc mọi giáo phái. Những hàm ý của việc này vượt quá thế giới Kitô giáo, vì chúng thực sự mang tính chất địa chính trị.
Iraq là một trong bốn nước còn lại của khu vực với các cộng đồng Kitô hữu phát triển mạnh mẽ. Những cộng đồng này là những người ủng hộ nền giáo dục, y học và các quyền công dân hiện đại, về phương diện lịch sử đã phục vụ như một điều có tác dụng điều tiết và đồng thời là cầu nối với phương Tây. Sự tuyệt chủng của họ – theo sau các dân tộc thiểu số khác như Yazidis, và của người Do Thái trong 70 năm qua – sẽ báo hiệu sự chấm dứt chủ nghĩa đa nguyên trong thế giới Ả Rập.
Phần lớn sự sống còn của họ chung quy là do bởi hai vấn đề chính: việc trợ cấp nhân đạo và vấn đề an ninh cơ bản. Kể từ năm tài chính 2014, Hoa Kỳ đã cung cấp hơn 1,4 tỷ đô la viện trợ nhân đạo cho Iraq, nhưng rất ít trong số đó đã được chuyển tới các cộng đồng Kitô giáo bị bao vây và những người Yazidi.
Hơn nữa, không có sự bảo vệ đối với các nhóm tôn giáo thiểu số trong các trại tập trung mà người Hồi giáo chiếm phần đông, do đó, những người thuộc các dân tộc thiểu số đang sợ hãi khi phải ra vào các trại tập trung này. Các chương trình của LHQ cũng loại trừ các nhà thờ địa phương đang cố gắng chăm sóc cho các cộng đồng này, trong khi vẫn phụ thuộc vào từng chút vào các nguồn lực tư nhân.
Do đó, ý nghĩa to lớn tuyên bố của Phó Tổng thống Michael Pence cách đây vài tuần rằng Tổng thống Donald Trump đã chỉ đạo Bộ Ngoại giao chấm dứt những nỗ lực cứu trợ “không có hiệu quả” của LHQ. Trong tương lai, Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) sẽ trực tiếp hỗ trợ nhân đạo nhằm “giúp đỡ những người bị bách hại vì đức tin của mình”.
Trong khi đã có một số lượng đáng kinh ngạc của các quỹ từ thiện của các Kitô hữu và những người Công giáo Hoa Kỳ để giúp đỡ những người tị nạn Kitô giáo tại Iraq, sự cam kết của Chính quyền hiện nay sẽ tạo ra một khoản kinh phí khổng lồ để biến đổi cộng đồng Kitô hữu đau khổ này thành những người sống sót phát triển mạnh mẽ.
Dự án Tái thiết Nineveh Plains khoa trương, được tài trợ bởi tổ chức Viện trợ các Giáo hội Đau khổ của Giáo Hoàng và Tổ Chức Hiệp Sĩ Columbus – cùng với Hiệp hội trợ cấp Công Giáo vùng Cận Đông (Catholic Near East Welfare Association) và tổ chức Samaritan’s Purse của Mục sư Franklin Graham – nhằm mục đích tạo ra 250 triệu đô la để xây dựng lại khoảng 13.000 ngôi nhà riêng đã bị đốt cháy hoặc bị phá hủy. Vai trò của USAID hứa hẹn sẽ được thay đổi.
Tại thời điểm quan trọng này trong lịch sử, The Anglosphere Society đang triệu tập các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực để đưa ra một phân tích rõ ràng về những thách thức mà các anh chị em Kitô hữu của chúng ta ở Trung Đông phải đối diện trong thời kỳ hậu ISIS và đồng thời để xem xét các giải pháp để vượt qua những vấn đề này.
Chúng tôi mời gọi tất cả mọi người ghé thăm trang web TheAnglosphereSociety.org và giúp các nhà lãnh đạo Giáo Hội chẳng hạn như Đức Hồng y Timothy Dolan xây dựng một phong trào toàn quốc khắp các giáo xứ trên khắp đất nước để những người Công giáo bình thường có cơ hội để tham gia.
Edmund Burke nổi tiếng vì đã nói rằng điều duy nhất cần thiết để chiến thắng cái ác đó là đối với những người tốt lành thì không phải làm gì cả. Hơn một năm trước, Hoa Kỳ đã gọi cuộc tấn công của ISIS là tội ác “diệt chủng”. Năm nay, Ngoại trưởng Tillerson hứa sẽ bảo vệ các nhóm dân tộc thiểu số mục tiêu khỏi chủ nghĩa cực đoan bạo lực – thậm chí ngay cả sau khi ISIS đã bị đánh bại – và để bảo vệ di sản văn hoá của họ. Nhưng chúng ta không thể chỉ tuyên bố một tội ác là diệt chủng và nghĩ rằng chúng ta đã hoàn thành công việc.
Mọi người nói về tình hình ở Iraq và Syria là “phức tạp”, nhưng nó lại không phức tạp. Không có những sự mơ hồ luân lý ở đây. Chúng ta đang nói về cái thiện và cái ác. Không ai nghĩ rằng sự thất bại gần đây của ISIS ở Raqqa và nhiều nơi khác đánh dấu sự kết thúc của sự ác đối với việc giết người hàng loạt.
Như Winston Churchill đã nói sau Trận chiến của nước Anh: “Đây không phải là sự chấm dứt. Nó thậm chí không hẳn là sự bắt đầu của một cái kết. Nhưng có lẽ đó là sự chấm dứt của một sự khởi đầu”.
Thông qua Hội nghị The Anglosphere Society sẽ được tổ chức vào Thứ ba, ngày 5 tháng 12 năm 2017, và những sự kiện cũng như những nỗ lực tương tự khác, chúng tôi muốn giúp đưa vấn đề của cuộc bách hại Kitô hữu trở thành một vấn đề cấp bách của quốc gia bởi vì sự im lặng sẽ mang lại nhiều đau khổ hơn. Nó sẽ đem đến nhiều cái chết hơn. Và nó sẽ mang lại nhiều điều hổ thẹn hơn cho phần còn lại của thế giới. Tất cả chúng ta cần phải lấy hết dũng khí để làm một điều đó đối với việc tàn sát các Kitô hữu, và cần phải thực hiện điều đó ngay bây giờ.
Có một câu thành ngữ của người Trung Quốc như sau: “Hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước đi”. Hy vọng rằng Hội nghị The Anglosphere Society mà chúng ta đang triệu tập sẽ chứng tỏ một trong những bước đi đó.
Amanda Bowman là người sáng lập The Anglosphere Society, một tổ chức thành viên nhằm củng cố các giá trị, văn hoá truyền thống và tự do của Vùng văn hóa tiếng Anh (Anglosphere), bao gồm dân chủ, nhà nước pháp quyền và tự do tôn giáo.
Minh Tuệ chuyển ngữ