Aleppo và quá khứ bị đánh mất

Trong khi phải tiếp tục việc đào tạo tại một nơi khác và chờ đợi để được thụ phong Linh mục, Sư huynh George Jamal thuộc Dòng Phanxicô vẫn luôn đau đáu trông mong một ngày nào đó sẽ được trở về quê hương để giúp đỡ các bạn trẻ Syria, cũng như những người phải đối diện với quyết định phải rời khỏi quê hương xứ sở. Tu sĩ Dòng Phanxicô biết rõ đây quả là một việc hết sức khó khăn. Thầy cho biết: “Tôi đã đánh mất đi quá khứ của mình. Quá khứ của tôi giờ đây giờ chỉ còn trong kí ức”.

alepo

Những người dân Syria thực sự chẳng muốn rời bỏ quê hương xứ sở của mình, họ mong muốn có một nơi an toàn để sinh sống trong hòa bình – một tu sĩ dòng Phanxicô tại Aleppo, Syria đã chia sẻ hôm 5/1 vừa qua với Ủy Ban Đất Thánh thuộc Tổng Giáo phận Washington.

Sư huynh George Jamal, xuất thân từ Aleppo, cho biết mặc dù tình hình tại quê hương mình quả thực vô cùng phức tạp, điều quan trọng là tìm hiểu về nó và nếu như mọi người cảm thấy muốn sẵn sàng để làm một điều gì đó, họ có thể tìm hiểu về các nhóm cứu trợ khác nhau trong khu vực để có thể tìm ra những cách thế tốt nhất để giúp đỡ cho người dân.

Theo ước tính, 5 triệu người dân Syria đã phải rời bỏ quê hương kể từ sau khi cuộc xung đột xảy ra tại nước này bắt đầu vào năm 2011. Trong đó bao gồm một số thành viên của dòng tộc Jamal.

“Gia đình tôi cũng vậy, muốn được trở về quê hương sau khi chiến tranh kết thúc”, Sư huynh Jamal cho biết trong cuộc gặp gỡ không chính thức nhằm tìm hiểu thêm về khu vực.

Gần đây, chính phủ Syria đã giành lại quyền kiểm soát Aleppo sau nhiều tháng giao tranh ác liệt với các nhóm nổi dậy. Nơi đây đã từng là thành phố lớn nhất đất nước trước khi xảy ra cuộc xung đột. Năm ngoái, Staffan de Mistura – Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc tại Syria, cho biết cuộc xung đột đã khiến 400.000 người phải thiệt mạng và hàng triệu người buộc phải di dời khỏi đất nước bởi họ muốn bỏ lại tất cả để tìm sự an toàn ở các quốc gia khác.

Sư huynh Jamal cho biết một số bạn bè của Thầy đã chết trong cuộc xung đột và một trong những ngôi nhà của gia đình Thầy đã bị phá hủy. Khi Thầy trở lại thăm quê nhà một vài năm trước đây sau nhiều năm xa quê hương để tiếp tục việc đào tạo, Thầy cho biết Thầy có cảm giác “như một kẻ xa lạ” tại chính quê hương của mình. Aleppo hiện có rất nhiều trạm kiểm soát, cảnh hoang tàn đổ nát khắp nơi, Sư huynh Jamal cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Catholic News Service.

Các Kitô hữu vẫn tiếp tục giữ những truyền thống cũng như phong tục của họ – Sư huynh Jamal cho biết – và đôi khi Thầy vẫn có thể nhìn thấy một phần của cuộc sống rất đỗi bình dị của những người đồng hương thông qua những bài viết của bạn bè trên các phương tiện truyền thông xã hội – cách thế duy nhất mà một công dân 26 tuổi có thể giữ liên lạc với bạn bè của mình.

“Tôi đã đánh mất quá khứ của tôi”, Sư huynh Jamal nói với vẻ đượm buồn. “Quá khứ của tôi giờ đây chỉ còn trong kí ức”.

Trong khi phải tiếp tục việc học tập ở một nơi khác và chờ đợi để được thụ phong Linh mục, Sư huynh George Jamal thuộc Dòng Phanxicô vẫn luôn đau đáu trông mong một ngày nào đó sẽ được trở về quê hương để giúp đỡ các bạn trẻ Syria, cũng như những người phải đối diện với quyết định phải rời khỏi quê hương xứ sở.

Khi các thành viên của Ủy ban hỏi về con đường tốt nhất lúc này cho đất nước và cách thế tốt nhất để có thể giúp đỡ cho người dân, Sư huynh Jamal khuyến khích Ủy ban hãy giữ tâm hồn luôn cởi mở về tình hình hiện nay, vốn đầy những khó khăn khi so sánh với các cuộc xung đột khác, để cùng cầu nguyện, để kêu gọi viên trợ giúp đỡ người dân mà còn để nhận định đúng tình hình đối với những người dân Syria hầu có thể “giúp mọi người ở lại, chứ đừng rời bỏ quê hương xứ sở của mình”.

Ngay cả những người muốn trở về quê hương xứ sở – Sư huynh nói –thế nhưng, họ lại đang tìm kiếm hòa bình và sự an toàn.

Syria là một địa điểm cực kì quan trọng với Kitô giáo. Trước khi xảy ra cuộc xung đột, nó được biết đến và thăm viếng bởi các đoàn khách hành hương Kitô giáo,  và khách hành hương thực hiện những chuyến đi đến các di tích như Đài tưởng niệm Thánh Phaolô – nơi Phaolô gia nhập Kitô giáo, và ngôi nhà nơi ông Anania rửa tội cho Thánh Phaolô. Cả hai di tích này đều nằm gần Đa-mát, Syria.

Minh Tuệ chuyển ngữ 

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết