Một sự lạc quan còn đầy nghi ngờ từ Geneva sau cuộc đàm phán của Liên Hiệp Quốc. Linh mục chính xứ Aleppo: “60 ngày không điện nước”. Các dự án của Giáo hội: lương thực, điện tiêu dùng, sức khoẻ. Việc tái thiết nhà cửa và các doanh nghiệp trong khoảng thời gian trung hạn. Hỗ trợ các đôi vợ chồng trẻ – “tương lai” của thành phố.
Các cuộc gặp gỡ ngoại giao luôn là “dấu hiệu hy vọng cho chúng tôi” và chắc chắn các cuộc hội đàm diễn ra tại Geneva “có một điều gì đó tích cực đối với chúng tôi. Tất nhiên, những ý kiến khác nhau rõ ràng đã xuất hiện, con đường phía trước quả thực vô cùng lê thê, có những trở ngại, nhưng đó luôn luôn là một dấu hiệu của niềm hy vọng”, Linh mục Alsabagh Ibrahim – một tu sĩ Dòng Phanxicô 44 tuổi – Cha sở giáo xứ Aleppo, phát biểu với AsiaNews về các cuộc đàm phán hòa bình gần đây nhất về Syria, dưới sự bảo trợ của LHQ, kết thúc hôm 3/3 tại Geneva.
“Ở đây, tại Aleppo, chúng ta tiếp tục nuôi dưỡng niềm hy vọng này – linh mục Ibrahim cho biết – nắm chắc con đường mà Giáo Hội đã chỉ rõ thậm chí ngay cả trước các cuộc xung đột. Chúng ta phải thay đổi nhiều thứ, nhưng chúng ta chỉ có thể thực hiện điều đó thông qua việc đối thoại chứ không phải bằng vũ khí”.
“Việc thanh toán đối với tất cả các nhóm vũ trang từ Aleppo – linh mục Ibrahim cho biết – là kết quả thành công của cuộc đối thoại, một thỏa hiệp đạt được thông qua hòa giải được thực hiện bởi tất cả các bên liên quan. Và đó là một bước ngoặt quan trọng đối với các cư dân của thành phố”.
“Chúng tôi cũng biết rằng có rất nhiều thoả thuận trong nội bộ dân chúng giữa các nhóm chiến đấu tại đây, chúng tôi hy vọng rằng các hiệp định này cùng với việc đối thoại tại Geneva chính là những tín hiệu tích cực đối với lợi ích của người dân”.
Theo các báo cáo của phái đoàn Đặc biệt của LHQ tại Syria do ông Staffan de Mistura dẫn đầu, các cuộc đàm phán hòa bình tại Geneva (Thụy Sĩ) kết thúc “bằng một công hàm tích cực hơn” đối với các hội nghị trước đây. Tất nhiên, từ các cuộc họp tuần này – lần đầu tiên trong khoảng một năm dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc – đã không có những tiến bộ đáng kể mới hoặc quan trọng nào.
Tuy nhiên, quan chức cao cấp LHQ tuyên bố bầu khí của cuộc đàm phán tốt hơn so với “các cuộc đàm phán gián tiếp” trong quá khứ. Những bước tiến nhỏ này cũng đã nhận được sự được ủng hộ của các hội nghị tại Astana hồi tháng Giêng do Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran làm trung gian. Lần đầu tiên, các cuộc đàm phán này đã quy tụ các đại diện của các chính phủ về một phía và “tất cả” các nhóm đối lập chính về phía bên kia.
“Chuyến tàu đã sẵn sàng – ông de Mistura cho biết – nó đã nằm sẵn tại sân ga, động cơ đã được đốt nóng và chỉ cần đợi khởi hành”. Các đại biểu của Chính phủ đã rời khỏi địa điểm hội đàm mà không có bất kì bình luận nào. Nasr al-Hariri – một nhà đàm phán dẫn đầu phe đối lập cho biết: “Mặc dù vòng đàm phán này đã chấm dứt mà không có những kết quả cụ thể … Tôi có thể nói rằng lần này họ đã tích cực hơn”. “Lần đầu tiên – ông kết luận – chúng ta đã thảo luận về Syria và tương lai của quá trình chuyển biến chính trị tại Syria với đầy đủ chiều sâu”.
Mục tiêu hiên nay đó là việc tổ chức một loạt các cuộc họp mới [lần thứ năm] vào cuối tháng ba hoặc những ngày đầu tiên của tháng tiếp theo. Trọng tâm của các cuộc thảo luận xoay quanh bốn yếu tố chính: việc thiết lập chính phủ, bản dự thảo hiến pháp, các cuộc bầu cử và cuộc chiến chống khủng bố. Điểm cuối cùng này đã được đưa ra dưới áp lực của phái đoàn chính phủ, vốn xem tất cả các nhóm nổi dậy và các chiến binh là “những kẻ khủng bố”. Đối với Liên Hiệp Quốc, các nhóm khủng bố, không bao gồm các cuộc đàm phán hòa bình, bao gồm: Nhà nước Hồi giáo (IS) và Mặt trận Nusra, trước đây từng là chi nhánh của tổ chức al-Qaeda tại quốc gia Ả rập.
Trong khi ngoại giao quốc tế đang nỗ lực nhằm tìm ra một giải pháp thoát khỏi cuộc xung đột hiện tại trong năm thứ bảy đã khiến hơn 310 nghìn cái chết và hàng triệu người tị nạn, Aleppo đang dần trở lại bình thường. “Chúng ta đang làm tốt hơn nhiều so với trước đây với các tên lửa – linh mục Ibrahim cho biết – mặc dù tại các khu vực khác nhau của cuộc chiến ở các khu vực ngoại vi vẫn tiếp tục và những người bị thương vẫn đang phải chờ đợi để được đưa đến các bệnh viện hàng ngày.
Vấn đề chính là việc thiếu điện, năng lượng và nước, người ta buộc phải xếp hàng dài cả ngày lẫn đêm mới có thể có được nước từ giếng nước hoặc các xe tải chở nước. “Đã gần 60 ngày người dân không có nước sử dụng – linh mục Ibrahim nói – và tình hình đang bắt đầu trở nên hết sức căng thẳng”. Một số người đang cố gắng bắt đầu lại việc kinh doanh của họ, để có thể xây dựng lại cuộc sống hàng ngày của họ như thời kỳ trước chiến tranh. “Đây là những sáng kiến cá nhân – linh mục Ibrahim nói – nhưng họ là những giọt nước trong đại dương của những nhu cầu và nền kinh tế của thành phố vẫn còn tồn tại … Chúng ta phải xây dựng mọi thứ lại từ đầu”.
Đối mặt với những nhu cầu, Giáo hội địa phương đã đưa ra một số dự án với khoảng thời gian trung hạn. “Chúng tôi tiếp tục việc cung cấp lương thực, nước uống, thuốc men – linh mục Ibrahim nói – nhằm đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp. Thêm vào đó là các dự án tái phát triển đối với những ngôi nhà bị phá hủy hoặc bị hư hỏng trong cuộc xung đột. Cho đến nay, chúng tôi đã nhận được 700 yêu cầu sửa chữa, năm ngoái chúng tôi đã sửa chữa 268 căn nhà và chỉ riêng trong tháng một vừa qua, có tới 30 yêu cầu sửa chữa. Mục tiêu là đến cuối năm, chúng tôi sẽ sửa chữa 2000 ngôi nhà khác nhau”.
Tuy nhiên, các dự án này lại gặp phải những khó khăn thực sự. “Chẳng hạn như – linh mục Ibrahim nói – dự án sửa chữa các ngôi nhà: chúng ta có thể trông cậy vào công việc của sáu kỹ sư thuộc các giáo phái Kitô giáo khác nhau, tuy nhiên, chúng ta hiện đang thiếu thốn về mặt nhân lực. Các thanh niên đã trốn chạy hoặc đang bị giam cầm bắt buộc để gửi đến các cuộc chiến. Một tình huống hết sức kịch tính”.
Giáo hội đã xúc tiến hai dự án: dự án thứ nhất liên quan đến việc hỗ trợ kinh tế cho các doanh nghiệp nhỏ. “Nếu hợp lệ – linh mục Ibrahim cho biết – chúng tôi sẽ tài trợ cho họ cho phép việc mở lại các hoạt động kinh doanh”. Và kế đến là những cặp vợ chồng trẻ kết hôn trong thời chiến tranh: “Sáng kiến này – cha Ibrahim nói – rất quan trọng đối với tương lai của Aleppo: chúng tôi có hơn 750 gia đình có con nhỏ hoặc vừa mới kết hôn. Chúng tôi hỗ trợ chi phí ăn uống, điện nước và bảo hiểm y tế. Chúng tôi muốn bảo vệ thành phần cốt lõi chính yếu cũng như nền tảng của xã hội này, đồng thời qua việc tương tác với họ, chúng tôi khám phá ra những nhu cầu thực sự cần thiết đối với họ như thế nào”.
Minh Tuệ chuyển ngữ