Bài phát biểu với các tham dự viên tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 19 của Hiệp hội các Hội đồng Giám mục thành viên tại Đông Phi (AMECEA)
“Hãy tiếp tục giữ vững sứ mạng truyền giáo đích thực của Giáo Hội”. Đây chính là lời khích lệ của Đức Tổng Giám mục Protase Rugambwa, Tổng Thư ký Thánh Bộ Truyền giảng Phúc Âm cho các Dân tộc, gửi tới các tham dự viên tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 19 của Hiệp hội các Hội đồng Giám mục thành viên tại Đông Phi (AMECEA) trong bài phát biểu khai mạc hôm Chúa nhật, ngày 15 tháng 7, theo báo cáo của hãng thông tấn Fides.
Thừa nhận rằng các Giáo hội trong khu vực AMECEA phải đối mặt với những thách thức lớn chẳng hạn như các cuộc xung đột, chia rẽ, vi phạm phẩm giá con người, Đức Giám mục Rugambwa nhấn mạnh rằng mặc dù “việc giải quyết những thách thức như vậy và việc tìm kiếm các giải pháp có liên quan là một phần không thể thiếu trong sứ mạng truyền giáo của Giáo hội”. “Tuy nhiên, cần phải ghi nhớ rằng Giáo Hội phải hoàn thành công việc tông đồ xã hội của mình mà không bỏ quên ơn gọi và sứ mạng quan trọng của mình – cụ thể là, đem Tin Mừng đến cho thế giới và mang mọi người đến với Chúa Kitô, hay nói cách khác: Truyền giáo”.
“Một trong những cách thức tốt nhất nhằm tạo ra một sự ảnh hưởng đến đời sống xã hội đó chính là thông qua việc giáo dục và huấn luyện các Kitô hữu trưởng thành trở thành những người có khả năng giải quyết những thách thức hiện tại mà khu vực chúng ta hiện đang phải đối mặt”, Đức Giám mục Rugambwa nói.
“Các Giáo hội thuộc AMACEA phải là những chứng nhân đáng tin cậy của Tin Mừng bằng cách thúc đẩy hòa bình và sự hòa hợp, trước hết là trong chính họ”, Đức Cha Rugambwa cho biết thêm, đồng thời nhắc lại rằng “các cuộc xung đột sắc tộc đã không chỉ chia rẽ xã hội của chúng ta mà còn là các học viện tôn giáo của chúng ta, hoặc thậm chí là các Hội đồng Giám mục của chúng ta”.
Những cuộc xung đột như vậy đã gây ra nhiều đau khổ và thậm chí là những vụ bê bối công cộng ở một số nơi trên lục địa của chúng ta.
Đây chính là lý do tại sao Giáo Hội tại Châu Phi lại cảm thấy, hơn bao giờ hết, bị thách thức bởi trách nhiệm cụ thể của việc chữa lành những sự chia rẽ như vậy, bắt đầu từ chính trong nội bộ Giáo Hội”. Để khắc phục những chia rẽ, “sự đa dạng của chúng ta cần phải được được thừa nhận như là một điều gì đó tích cực đểđược ấp ủ và khai thác”, Đức Cha Rugambwa nhấn mạnh.
Tổng Thư ký Thánh Bộ Truyền giảng Phúc Âm cho các Dân tộc đã nhắc lại các trụ cột mà trên đó Giáo hội xác quyết rằng hòa bình phải được xây dựng: việc tôn trọng đối với phẩm giá con người; việc thúc đẩy sự phát triển con người toàn diện; việc phản đối cuộc chạy đua vũ trang; việc hỗ trợ cho các tổ chức quốc tế; và tinh thần tha thứ.
Cuối cùng, Đức Giám Mục Rugambwa cũng nhắc lại rằng “việc tuyên Thánh cho Chân Phước Giáo Hoàng Paul VI sẽ được tiến hành vào tháng Mười tới này. Đức Phaolô VI là một trong những người đã bày tỏ tình yêu lớn lao của mình đối với châu Phi. Việc tuyên Thánh cho Ngài sẽ diễn ra chỉ vài tháng trước dịp kỷ niệm 50 năm SECAM, mà chính Ngài đã khởi xướng vào năm 1969, tại Kampala”.
“Trong khi chúng ta hướng tới hai sự kiện này, tôi tự hỏi liệu cuộc họp này có phải là cơ hội thích hợp để cùng nhau đọc lại Sứ điệp của Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VI gửi cho Giáo Hội tại Châu Phi hay không. Một trong những tài liệu quý giá mà qua đó Ngài đã bày tỏ mối bận tâm của mình đối với Châu Phi chính là Tông Thư ‘Africae Terranum’ (Vùng đất của châu Phi) năm 1967, mà trong đó, trong số những thứ khác, Đức Phaolô VI đã ủng hộ điều mà người ta có thể gọi là ‘quyền sở hữu phát triển địa phương’. Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VI cũng đã mời gọi người dân châu Phi tìm ra những phương thức mới để trở thành những nhà truyền giáo cho chính lục địa của mình”, Đức Tổng giám mục Rugambwa kết luận.
Minh Tuệ chuyển ngữ