Các Kitô hữu và các nhóm tôn giáo thiểu số khác bị tấn công ở Bangladesh

Kể từ cuộc bạo loạn khiến thủ tướng Bangladesh phải từ chức, các Kitô hữu và các nhóm tôn giáo thiểu số khác đã trở thành mục tiêu, với các báo cáo cho thấy có các vụ tấn công nhằm vào các nhà thờ và làng mạc của các Kitô hữu.

Một sinh viên cầm biểu ngữ, “Chỉ tiêu hay công trạng? (Chỉ) công trạng, công trạng” khi bắt đầu cuộc biểu tình nhằm bãi bỏ hệ thống chỉ tiêu trong dịch vụ công, ngày 11 tháng 7 năm 2024. Các cuộc biểu tình đã khiến Thủ tướng Sheikh Hasina từ chức sau 15 năm nắm quyền và chạy trốn khỏi đất nước vào tuần trước (Ảnh:Rayhan9d / CC BY-SA 4.0)

Một sinh viên cầm biểu ngữ, “Chỉ tiêu hay công trạng? Chỉ công trạng, công trạng” khi bắt đầu cuộc biểu tình nhằm bãi bỏ hệ thống chỉ tiêu trong dịch vụ công, ngày 11 tháng 7 năm 2024. Các cuộc biểu tình đã khiến Thủ tướng Sheikh Hasina từ chức sau 15 năm nắm quyền và chạy trốn khỏi đất nước vào tuần trước (Ảnh:Rayhan9d / CC BY-SA 4.0)

Các nhóm tôn giáo thiểu số ở Bangladesh đã bị tấn công kể từ cuộc nổi dậy lật đổ Thủ tướng Sheikh Hasina vào ngày 5 tháng 8. Những nhóm tôn giáo thiểu số này ở một quốc gia mà 90% dân số là người Hồi giáo bao gồm người Hindu, Phật tử và các Kitô hữu, chiếm 0,6% dân số, theo tổ chức phi chính phủ truyền giáo Open Doors. Trong bối cảnh biến động chính trị này, tình hình của các Kitô hữu đang gây ra mối quan ngại trong cả các tổ chức tôn giáo địa phương lẫn quốc tế.

Giáo hội Công giáo chưa chính thức bình luận về tình hình này. Tuy nhiên, một Linh mục người Bangladesh đã nói với La Croix rằng ngài đã nhận được báo cáo về “các vụ tấn công nhắm vào các nhà thờ nhỏ và các ngôi làng Kitô giáo”. Một báo cáo như vậy đề cập đến “các vụ tấn công và phóng hỏa” tại một ngôi làng ở vùng Dhamirahat phía tây bắc đất nước.

Không có trường hợp thương vong nào được báo cáo? 

Một nguồn tin Giáo hội nói với Fides rằng “Các Kitô cũng phải chịu đựng bạo lực, mặc dù ở mức độ thấp hơn so với nhóm thiểu số theo đạo Hindu, nhưng may mắn thay, không có trường hợp tử vong hoặc thương tích nghiêm trọng nào được ghi nhận”. Nguồn tin này cũng đưa tin về vụ phóng hỏa một tòa nhà Giáo phận ở thủ đô Dhaka.

Trong một bức thư ngỏ gửi đến chính quyền lâm thời, hai hiệp hội đại diện cho các nhóm tôn giáo thiểu số của đất nước đã ghi nhận 205 vụ việc kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu. “Tôi chưa bao giờ chứng kiến ​​những vụ việc như vậy trong đời. Chúng tôi kêu gọi chính phủ khôi phục sự hòa hợp cộng đồng trong nước”, một trong những Chủ tịch Hội đồng Thống nhất Ấn Độ giáo, Phật giáo và Kitô giáo Bangladesh, người đã ký vào bức thư ngỏ, cho biết.

Người đứng đầu chính phủ mới, Muhammad Yunus, đã lên án tình trạng bạo lực. Vào ngày 10 tháng 8, hàng ngàn người biểu tình đã tuần hành phản đối các vụ tấn công này, với sự dẫn đầu của sinh viên – một dấu hiệu ủng hộ từ những người đi đầu trong cuộc cách mạng chính trị này.

EU và Hoa Kỳ quan ngại về các vụ tấn công

Các tổ chức quốc tế cũng lo ngại về các vụ tấn công nhắm vào các nhóm tôn giáo thiểu số ở Bangladesh. “Các Trưởng phái bộ EU tại Dhaka rất quan ngại trước các báo cáo về nhiều vụ tấn công nhắm vào các địa điểm thờ phượng và các thành viên của các nhóm tôn giáo, sắc tộc và các nhóm thiểu số khác ở Bangladesh”, Văn phòng Liên minh châu Âu tại Bangladesh đã viết như vậy trong một tuyên bố được đăng trên X vào ngày 6 tháng 8.

Trên cùng một diễn đàn, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Dhaka cũng đã bày tỏ quan ngại về “các báo cáo về các vụ tấn công vào các nhóm tôn giáo thiểu số và các địa điểm tôn giáo ở Bangladesh”.

“Thật khó để xác định mức độ nào đây là hành vi phá hoại và phản đối chính trị, hoặc mức độ nào chúng có động cơ tôn giáo”, Maria Lozano, Cán bộ truyền thông quốc tế của ACN, tổ chức cứu trợ mục vụ Công giáo quốc tế, giải thích. Hiện tại, mức độ và động cơ đầy đủ đằng sau bạo lực chống lại các Kitô hữu và các nhóm tôn giáo thiểu số khác vẫn chưa rõ ràng.

Minh Tuệ (theo La Croix)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết