Các dân tộc bản địa bị đe doạ bởi vấn đề biến đổi khí hậu và sự thờ ơ

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 10-08-2018 | 17:51:21

Để đánh dấu Ngày Quốc tế Dân tộc Bản địa Thế giới, Giáo hội đã lên tiếng trong một nỗ lực nhằm dẹp tan thái độ thờ ơ cũng như vấn đề thay đổi khí hậu và đồng thời thúc đẩy nhân quyền.

Hôm qua, thứ Năm ngày 9/8, đánh dấu Ngày Quốc tế Dân tộc Bản địa Thế giới, một sự kiện đã được tổ chức bởi Liên Hiệp Quốc hàng năm vào ngày 9/8 trong vòng 24 năm qua. Dịp kỷ niệm này nhằm tìm cách giúp mọi người “cam kết thực hiện đầy đủ Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về Quyền của các Dân tộc bản địa, bao gồm quyền tự quyết định đối với đất đai truyền thống, lãnh thổ và tài nguyên”.

Đói nghèo toàn cầu nhưng lại giàu có về mặt văn hóa

Ước tính có khoảng 370 triệu người bản xứ trải rộng trên 90 quốc gia trên thế giới – chiếm chưa tới 5% dân số thế giới nhưng chiếm tới 15% số những người nghèo nhất. Họ đại diện cho 5.000 nền văn hóa khác nhau và nói phần lớn trong tổng số 7000 ngôn ngữ trên thế giới.

Nhóm dễ bị tổn thương được lãnh đạo bởi những người phụ nữ mạnh mẽ

Trong số những nhóm người thiệt thòi và dễ bị tổn thương nhất, người dân bản địa đã tìm kiếm sự công nhận bản sắc, lối sống và quyền đối với đất đai truyền thống, các vùng lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên trong nhiều năm, theo Liên Hiệp Quốc.

Hindou Oumarou Ibrahim, 33 tuổi, một người phụ nữ thổ dân Chadian đến từ cộng đồng mục đồng Mbororo, đại diện địa hạt Sahel tại Ủy ban điều phối các Dân tộc bản địa Châu Phi và Chủ tịch của “Hiệp hội des Femmes Peules Autochtones du Tchad”, mà chị đã thành lập, đã phát biểu với Vatican News.

Biến đổi khí hậu, liệu nó có ảnh hưởng đến một số cộng đồng bản địa?

cq5dam.thumbnail.cropped.750.422 (24)

Bộ lạc Temiar bảo vệ lối vào ngôi làng trong các cuộc biểu tình chống lại việc khai thác gỗ trên đất của họ, Gua Musang, Malaysia (ANSA)

Ibrahim cho biết rằng có ba nhóm người du mục ở Chad, những người thường di chuyển với những khoảng cách khác nhau, thường rời đi vào mùa khô và quay trở lại vào mùa mưa. Chị đã nói về tác động thay đổi cuộc sống mà vấn đề biến đổi khí hậu đã mang lại đối với họ – có lẽ đã được đánh giá thấp bởi những người sống bên ngoài các cộng đồng này.

Họ sống ngoài thiên nhiên bao quanh họ, bất kể hình thức thiên nhiên có thể là gì, dù là cát hay băng giá. Tình trạng nóng lên toàn cầu đang làm khan hiếm những nguồn lực này, làm cho các hoạt động truyền thống của họ trở nên khó khăn hơn.

Trong khi thực hiện chuyến lữ hành trong thời gian dài, họ phải tìm kiếm các khu vực để hạ trại, như những người qua đường.

Họ sử dụng phân của gia súc để bón cho đất đai và thường thì sau đó sẽ trở về khu định cư trước đây của họ – có lẽ trong cuộc hành trình trở lại của họ – và nhận thấy rằng nó đã bị chiếm đóng bởi một cộng đồng khác. Điều này đã ra những cuộc xung đột vì họ phải tìm ra những phương thức khác để có thể tiếp cận các nguồn nước và tài nguyên mà vùng đất hiện đang bị chiếm đóng trước đó đã cung cấp cho họ.

Để có được các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các cộng đồng cần phải chiến đấu lẫn nhau để có được chúng. Một giải pháp thay thế sẽ là chi trả cho các cơ quan chính phủ, để có thể tiếp cận với các nguồn tài nguyên này. Điều này, tất nhiên, là một sự vi phạm rất lớn đối với các quyền của cộng đồng.

Áp dụng cuốn ‘Linh Thao’ đối với các quyền của người dân bản địa

Đức Cha Fernando Chica Arellano, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại FAO, kêu gọi mọi người phải tuân thủ ba điểm mấu chốt mà Thánh Inhaxiô Loyola đã đề xuất trong cuốn “Linh Thao” của mình và đồng thời áp dụng chúng đối với những người dân bản địa:

–      “Gặp gỡ mọi người”. Đề cập đến Thượng Hội đồng Giám mục năm 2019 về các Dân tộc bản địa, Đức Cha Arellano cho biết rằng một trong những mục tiêu của Thượng Hội đồng Giám mục đó chính là tạo ra một Giáo hội phản ánh khuôn mặt của những người dân bản địa – “một Giáo hội phản ánh sự đau khổ và được đánh dấu bởi những vết thương đã hằn sâu”.

–      “Lắng nghe xem các cộng đồng bản địa nói gì”. Đức Cha Arellano cho biết rằng Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi chúng ta phải “lắng nghe các quyền của những người đã bị tước đoạt quyền được lên tiếng và bị buộc phải im lặng”.

–      “Hãy xem xét những gì họ đã làm”. Đức Thánh Cha Phanxicô tin tưởng vào “việc chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta”, vì vậy, Đức Cha Arellano cho biết rằng chúng ta có rất nhiều điều cần phải học hỏi từ các dân tộc bản địa cũng như những truyền thống của họ. Đức Cha Arellano cho biết chúng ta phải ngưỡng mộ họ bởi vì họ là những cộng đồng luôn sống một cách chan hòa khi họ cùng sống chung với nhau – một điều mà Ngài luôn mong ước đối với phần còn lại của nhân loại: sống hòa hợp với nhau.

 Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết