Hàng trăm người, bao gồm các giám mục từ khắp nơi trên đất nước, đã cùng nhau quy tụ đông đảo bên trong nhà thờ Thánh Patrick tại Sydney hôm Chúa Nhật 6 tháng 5 để tham dự một Thánh Lễ lịch sử kỷ niệm 200 năm Bí tích Thánh Thể được cử hành tại Úc.
Đức Tổng Giám mục Anthony Fisher OP, người chủ sự Thánh Lễ, đã chỉ ra rằng vị trí của nhà thờ Thánh Patrick có thể được coi là nơi khai sinh của Giáo hội Công giáo tại Úc.
“Chúng ta thậm chí có thể nói rằng Giáo Hội tại Úc được sinh ra nơi đây bởi vì giáo dân đã làm nảy sinh nên một tiếng kêu không thể kìm nén được đối với các Bí tích”.
Cùng đồng tế Thánh lễ là Chủ tịch tân cử của Hội đồng Giám mục Công giáo Úc, Đức Tổng Giám mục Mark Coleridge, Tân Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Úc, Đức Tổng Giám mục Denis Hart, Sứ Thần Tòa Thánh của Đức Giáo Hoàng tại Úc, Đức Tổng Giám mục Adolfo Tito Yllana và Cha Sở Giáo xứ Thánh Patrick, linh mục Michael Whelan SM, cùng với nhiều giám mục từ khắp nơi trên đất nước.
Linh mục Whelan đã hoan nghênh cộng đoàn hiện diện và đồng thời nhắc lại việc “những giáo dân trung thành” hai thế kỷ đầu tiên, những người đã “giữ cho đức tin đối với Bí tích Thánh Thể được luôn luôn sống động trước những sự chống đối mạnh mẽ”.
Trong bài giảng Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Fisher đã kể lại câu chuyện của một linh mục người Ailen, Cha Jeremiah O’Flynn, người mà vào tháng 5 năm 1818, đã để lại Mình Thánh cho các tín hữu Công giáo của thuộc địa Sydney, trước khi bị trục xuất về Anh.
Cha O’Flynn đã trở thành linh mục Công giáo duy nhất trong thuộc địa vào thời điểm đó và sự ra đi của ngài đồng nghĩa với việc những người Công giáo Sydney bị bỏ lại mà không được tiếp cận với các Bí tích.
Dân chúng trân trọng Mình Thánh mà Cha OFlynn đã để lại, siêng năng cầu nguyện trước Thánh Thể ngay tại vị trí của nhà thờ Thánh Patrick ngày nay.
“Vì vậy, đó chính là điều mà Đức Tổng giám mục Polding đã mô tả vị trí này chính là nơi mà tôn giáo của chúng ta đã được đặt trong nôi và được giữ kín, những huyền nhiệm của nó đã được sùng bái”, Đức Tổng giám mục Fisher nói.
“Trong một thuộc địa không có linh mục Công giáo để cử hành Thánh Lễ, việc giữ gìn Thánh Thể tự nhiên đã trở thành trọng tâm của đời sống Công giáo. Điều này khiến cho các giáo dân duy trì việc canh thức cầu nguyện hàng ngày trước Thánh Thể, lần chuỗi Mân Côi, giảng dạy giáo lý ở đó cho con cái của họ, và giữ giờ kình chiều mỗi Chúa Nhật. Họ mơ về ngày họ có thể được tự do cũng như việc có các linh mục cử hành các Bí tích cho họ ở đất nước này”.
Nhân dịp này, Đức Tổng Giám mục Fisher đã sử dụng nhẫn Giám mục, Thánh giá và gậy Giám mục của Đức Tổng Giám mục Bede Polding, người đã đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Thánh Patrick vào năm 1840.
Sau Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Fisher đã cảm ơn tất cả những người đã tham gia vào việc tổ chức Thánh Lễ mừng biến cố 200 năm này và đồng thời ngài khuyến khích cộng đoàn hiện diện để cùng hy vọng về tương lai của Giáo Hội Công Giáo tại Úc.
“Giáo hội Úc vốn được bắt đầu ở đây tất cả những năm trước đây không bao giờ có thể tưởng tượng được điều gì đã xảy ra cho chúng ta 200 năm sau đó. Họ có thể chỉ nghĩ rằng họ đã phải cam chịu số phận bi đát, rằng tất cả mọi thứ đã trở nên tuyệt vọng, rằng họ có thể không bao giờ được tiếp cận với các Bí tích hay thậm chí là có được một linh mục. Và hãy nhìn vào những gì đã được xây dựng trong các thế hệ sau này”.
“Chúng ta sẽ trải qua những thời kỳ đầy khó khăn như cha ông chugns ta trước kia, nhưng Thiên Chúa là Đấng luôn trung tín, ngay cả khi chúng ta thất bại, cũng hứa hẹn những điều tuyệt vời cho chúng ta. Chúng ta có một niềm hy vọng lớn lao về tương lai của Giáo Hội tại Úc, như cha ông chúng ta xưa kia”.
Minh Tuệ chuyển ngữ