Năm 2017 chứng kiến sự ra đi của một số cá nhân bảo vệ sự tự do của Giáo Hội, những nhân vật chẳng hạn như Đức Cha Luke Li Jinfeng và Cha Sun Zhenhua. Năm 2017 cũng chứng kiến sự đảo chiều của Đức Cha Mar Daqin cũng như việc rút khỏi Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc và hành động của Ngài nhằm ngăn chặn việc phá hủy một nhà thờ ở Vương Thôn. Trên hết, đó là năm của 97 tân chức linh mục trong Giáo Hội chính thức và một con số nhất định trong cộng đồng hầm trú, một năm đầy “khó khăn và thử thách” cũng như một năm nhiều “cơ hội và hy vọng”.
Trong thời gian gần đây, vào cuối mỗi năm, Chinacath.org sẽ lựa chọn mười câu chuyện đáng được đưa lên mặt báo nhất về Giáo hội tại Trung Quốc trong năm đó, để mọi người trong nước cũng như ngoài nước có thể tìm hiểu về đời sống của Giáo hội nơi đây. Năm 2017, Giáo hội Trung Quốc một lần nữa lại tiếp tục trải qua một năm đầy khó khăn và thách thức, cũng như đầy những cơ hội và hy vọng.
1. Đức Cha Thaddeus Ma Daqin tuyên bố rút khỏi Hội Công giáo yêu nước Trung Quốc (CPCA): Vào ngày 20 tháng 1 năm 2017, CPCA Thượng Hải và VụTôn giáo đã tổ chức một cuộc họp chung, cho phép Đức Cha Thaddeus Ma Daqin tái gia nhập CPCA. Trước đó, Đức Cha Ma Daqin đã phàn nàn trên trang blog của mình rằng ngài đã bị các lực lượng bên ngoài lường gạt để rồi tuyên bố rút lui rút khỏi CPCA sau khi được tấn phong Giám mục. Sự đảo chiều của Đức Cha Ma Daqin đã làm dấy lên những sự chia rẽ mới trong Giáo phận Thượng Hải, vốn đã khiến cho nhiều tín hữu không khỏi đau lòng. Có lẽ Đức Cha Ma Daqin đã có những khó khăn riêng của mình để cân nhắc, có lẽ ngài đã thay đổi ý định của mình sau sự thay đổi trong chính sách của Vatican đối với Trung Quốc. Bất kể trường hợp nào, liệu rằng sự trở lại CPCA của Đức Cha Thaddeus Ma Daqin có mang lại cho ngài sự tự do, hoặc thậm chí cho phép ngài giành lại quyền lãnh đạo Giáo phận Thượng Hải? Điều này hiện vẫn còn là một vấn đề mở vốn xứng đáng được theo dõi và kiên nhẫn.
2. Đức Giám mục Địa phận Ôn Châu, Đức Cha Peter Shao Zhumim, lại một lần nữa bị bắt cóc: Vào hôm Thứ Tư, ngày 12 tháng 4 năm 2017, Đức Giám mục Shao Zhumin đã được thả ra sau năm ngày bị cảnh sát bắt giữ, nhưng vào ngày 18 tháng 5, ngài lại tiếp tục bị Cục Tôn giáo giam cầm. Đây chính là một tin xấu đối với Giáo phận Ôn Châu cũng như Giáo hội hầm trú nói chung. Giáo phận Ôn Châu là trung tâm của Giáo hội hầm trú tại Trung Quốc và Đức Cha Shao Zhumin có thể là nhân vật hàng đầu của Giáo hội trung thành trong nước hiện nay. Những sự ra đi nối tiếp của các nhà lãnh đạo trung thành cao niên và số ít các Giám mục hầm trú đã cho phép Đức Cha Shao Zhumin trở thành nhà lãnh đạo của Giáo hội hầm trú. Hiện nay, công chúng hiện đang ngày càng chú ý hơn đến tình hình của Ngài. Điều này cho biết rằng, mọi người vẫn hy vọng rằng Ngài có thể trở thành người bảo vệ đức tin và là kiểu mẫu của trung thành.
3. Việc Đức Cha Ma Daqin đồng tế Thánh Lễ với Đức Cha Zhan Silu, một vị Giám mục bất hợp pháp: Vào ngày 16 tháng 4 năm 2017, tại Giáo phận Mindong, Đức Cha Thaddeus Ma Daqin đã đồng tế Thánh Lễ Phục Sinh cùng với vị Giám mục bất hợp pháp, Đức Cha Vincent Zhan Silu. Các báo cáo về sự kiện này đã được gỡ bỏ ngay sau khi chúng xuất hiện trên tài khoản WeChat của Giáo phận Mindong, nhưng chúng sẽ không bao giờ biến mất khỏi tâm trí của tín hữu cũng như công chúng chú ý tới sự kiện này. Khi Đức Cha Ma Daqin được tấn phong Giám mục, ngài đã khéo léo tránh được việc đặt tay bởi vị Giám mục bất hợp pháp Zhan Silu và thay vào đó là một cái ôm. Về nguyên tắc, Đức Cha Ma Daqin đã tránh được sự nghi ngờ về sự hiệp thông với vị Giám mục bất hợp pháp. Tuy nhiên, Thánh Lễ mà Đức Cha Ma Daqin đồng tế với Giám mục Zhan Silu tại Mindong dường như trở thành cách chính quyền lên kế hoạch nhằm hủy hoại lòng trung thành của ngài. Đức Cha Ma Daqin có thể trở lại, nhưng điều này sẽ mất rất nhiều thời gian.
4. Sự bảo vệ Giáo hội tại Vương Thôn bởi các linh mục và giáo dân tại Giáo phận Trường Trị: Vào ngày 29 tháng 8 năm 2017, một nhà thờ Công giáo tại Vương Thôn bị cưỡng chế phá huỷ, và các linh mục và giáo dân đã bị đánh đập trong khi họ cố gắng bảo vệ ngôi Thánh đường của mình. Điều này chắc chắn là sự kiện thu hút sự chú ý nhất sau việc phá dỡ Thánh giá tại các nhà thờ tại Ôn Châu. Đức Giám mục Đức Cha Phêrô Đinh Lệnh Bân (Ding Lingbin) Giáo phận Trường Trị đã phản đối mạnh mẽ hành động bạo lực như vậy và đồng thời đả kích kịch liệt thái độ đảo ngược của chính quyền địa phương, Ngài kêu gọi các tín hữu đoàn kết để bảo vệ các quyền lợi chính đáng của Giáo hội và không cúi đầu trước các thế lực của ma quỷ. Đức ChaĐinh Lệnh Bân kêu gọi các tín hữu tuân giữ giáo huấn của Chúa Kitô về sự kiên nhẫn, hy sinh, tinh thần khoan dung, và bất bạo động. Ngài giải thích rằng vụ việc này cũng giống như một sự thử thách đối với đức tin của họ, đồng thời hy vọng rằng các Kitô hữu sẽ có thể hoàn thành sứ mạng mà Thiên Chúa trao phó cho họ qua cuộc thử thách cũng như những đau khổ như vậy.
5. Bản án của Cha Fei Jisheng tại Liêu Ninh: Cha Fei Jisheng, một linh mục Công giáo tại Giáo phận Liêu Ninh, đã bị cầm tù nhiều lần. Ngài là trung tâm của nhiều cuộc tranh luận. Lấy cảm hứng từ kinh nghiệm Phúc Âm Hóa của Giáo hội Tin Lành, đặc biệt là khái niệm về “các lớp học tông đồ”, ngài đã đề xuất chúng với Giáo hội Công giáo, thu hút sự chú ý của các nhà chức trách. Vào ngày 5 tháng 9 năm 2017, một tòa đã kết án ngài một năm sáu tháng tù giam. Mặc dù Cha Fei Jisheng và các “lớp học tông đồ” của ngài đã gây nhiều tranh cãi trong Giáo hội, nhưng sự nhiệt huyết của ngài về công cuộc Phúc Âm Hóa đã được nhiều người Công giáo ca ngợi. Khi vị linh mục này được đưa ra xét xử, nhiều linh mục và giáo dân đứng trước tòa án như một dấu hiệu của tinh thần liên đới của họ. Đối với Cha Fei, đây chính là dấu hiệu của sự cổ võ tinh thần và là một niềm an ủi tuyệt vời.
6. Cái chết đột ngột của Cha Sun Zhenhua tại Ôn Châu: Vào ngày 2 tháng 11 năm 2017, linh mục Sun Zhenhua thuộc Giáo phận Ôn Châu, đột ngột qua đời. Sự đau buồn lan truyền nhanh chóng khắp Giáo hội Trung Quốc. Tại sao cái chết của một linh mục cao niên lại khơi mào cho một phản ứng như vậy? Bởi vì ngài được biết đến vì một hành động hết sức can đảm. Trong buổi lễ nhậm chức của Đức Giám Mục Zhu Weifang, linh mục Sun Zhenhua đã tước “thư bổ nhiệm của Hội đồng Giám mục Trung Quốc” khỏi tay vị giáo sĩ thuộc Hội Công giáo yêu nước và đồng thời công khai chất vấn về thẩm quyền của Hội đồng Giám mục Công giáo Trung Quốc. Mặc dù bị kết án 3 năm tù và bản án treo hai năm, Cha Sun Zhenhua đã dũng cảm đối mặt với tất cả mọi thứ với tinh thần của một anh hùng tử đạo. Do đó, mặc dù ngài chỉ là một linh mục rất đỗi bình thường, thế nhưng ngài đã trở nên nổi tiếng trong Giáo hội Công giáo Trung Quốc. Sự ra đi đột ngột của linh mục Sun Zhenhua đã thu hút sự chú ý của Giáo hội trên khắp Trung Quốc.
7. Lễ nhậm chức chính thức của Đức Cha Giuse Hàn Chí Hải (Han Zhihai) tại giáo phận Lan Châu (Cam Túc): Vào ngày 10 tháng 11 năm 2017, vị Giám mục hầm trú thuộc Địa phận Lan Châu, Đức Cha Han Zhihai, đã được chính thức tấn phong Giám mục, nhưng một số linh mục đã không tham dự vì sự dè dặt về tình trạng của ngài. Vị tiền nhiệm của Đức Cha Han Zhihai, Đức Giám mục Yang Libo, đã trở nên nổi tiếng trong Giáo hội hầm trú vì lòng trung thành của ngài. Với tư cách là người kế nhiệm của Đức Giám mục Yang Libo, Đức Cha Han đã nhiều lần né tránh việc đề cập đến danh tính của Đức Cha Libo một cách công khai, điều này thực sự gây ra một sự lúng túng. Mặc dù Giáo hội hầm trú không phải là trụ cột của Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc, những dấu vết do lịch sử bỏ lại cần phải được công nhận, đặc biệt là bởi các tu sĩ, những người cần phải thúc đẩy tinh thần hiệp thông của hàng giáo sĩ và đồng thời nhận thức rõ những anh em không chia sẻ chung các quan điểm của họ. Chỉ có như vậy họ mới có thể thể hiện tốt hơn tinh thần bác ái và lòng khoan dung của họ với tư cách là những vị Mục tử.
8. Lễ nhậm chức Giám mục phụ tá Giáo phận Hàm Đan (Hà Bắc), Đức Cha Giuse Tôn Kế Căn (Sun Jigen): Vào ngày 16 tháng 11 năm 2017, Thánh lễ nhậm chức Giám mục phụ tá Giáo phận Hàm Đan, Đức Cha Sun Jigen, đã diễn ra tại một nhà thờ Công giáo tại Shexian. Đức Giám mục Peter Feng Xinmou chủ sự Thánh lễ, Đức Giám Mục Sun Jigen cử hành phụng vụ, Đức Cha Francis An Shuxin cũng đã tham dự buổi lễ nhậm chức cùng với 55 linh mục đồng tế. Sự kiện này chính là kết quả của những nỗ lực của chính quyền địa phương và Giáo phận Hàm Đan nhằm duy trì sự hòa hợp kể từ khi Đức Cha Sun Jigen được bí mật tấn phong Giám mục phụ tá của Giáo phận này vào ngày 21 tháng 6 năm 2011. Mặc dù một số linh mục đã không tham dự sự kiện, các giáo sĩ của Giáo phận Hàm Đan dường như hiểu nhau và duy trì sự hiệp nhất của họ, đây thực sự quả là một phúc lành và sự trợ giúp từ Thiên Chúa!
9. Cái chết của Đức Cha Luke Li Jingfeng, Giám mục Địa phận Phụng Tường (Thiểm Tây): Vào ngày 17 tháng 11 năm 2017, Đức Cha Li Jingfeng đã về với Chúa. Một vị Giám mục có lòng trung thành không lay động, ngài chính là niềm tự hào của Giáo hội Trung Quốc. Ngài là vị Giám mục trung thành đầu tiên được tấn phong vào những năm 1980. Không chỉ được người dân ở Trung Quốc ca ngợi, Đức Cha Luke Li Jingfeng còn được Tòa Thánh kính trọng. Vào tháng 10 năm 2005, ngài đã được Nguyên Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI mời tham dự – cùng với ba vị giám chức khác – Thượng Hội đồng Giám mục về Bí Tích Thánh Thể. Mặc dù chuyến viếng thăm này đã không bao giờ được thực hiện, lời mời gọi này cho thấy sự uy tín của ngài trong mắt của Đức Bênêđíctô XVI. Sự ra đi của Đức Giám mục Li Jingfeng tượng trưng cho sự kết thúc của một kỷ nguyên. Rất ít giáo sĩ còn lại có tinh thần dũng cảm để chiến đấu vì đức tin, hy sinh cho đức tin, và có phẩm hạnh thánh thiện. Đây chính là bi kịch mà Giáo hội Trung Quốc hiện đang phải đối mặt.
10. Cấm mừng lễ Giáng sinh ở nhiều trường học của Trung Quốc: Trong những năm gần đây, khi mỗi dịp Giáng sinh cận kề, một số nhà ái quốc kiểu Boxer đã kịch liệt phản đối việc mừng lễ Giáng sinh, họ lập luận rằng đó là “một dịp lễ của phương Tây”. Thái độ bất hợp lý này thực sự đi ngược lại nguyên tắc “tự do tín ngưỡng” được ghi trong hiến pháp quốc gia. Các công dân Trung Quốc được tự do bày tỏ tôn giáo mà họ lựa chọn. Tại sao họ lại không được tự do mừng lễ Giáng sinh? Các trường học cần phải dạy cho sinh viên mở rộng chân trời kiến thức của họ và đồng thời tìm hiểu về các nền văn hoá khác nhau trên thế giới; nhưng một số trường học đã làm tất cả mọi thứ để hạn chế sự tự do của sinh viên và do đó họ cấm việc mừng lễ Giáng sinh. Đây không chỉ là một hành động của chủ nghĩa dân tộc cực đoan mà còn vi phạm nhân quyền và cần phải bị lên án nặng nề.
Nhìn vào mười câu chuyện đáng được đưa lên mặt báo nhất trong đời sống của Giáo hội Trung Quốc vào năm 2017, chúng ta có thể nhận thấy rõ rằng Giáo hội Công giáo vẫn còn một chặng đường dài để có thể đến được Trung Quốc. Chính sách Hán hóa các tôn giáo mà Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình theo đuổi đáng cần phải suy nghĩ và xem xét một cách hết thức thận trọng. Điều đáng vui mừng nhất đó chính là trong năm 2017, 97 tân linh mục khác trong Giáo hội hầm trú – đây thực sự là một sự kiện vui mừng, ít khi được nhìn thấy trong vài năm qua. Một sự kiện chỉ có thể hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ tiếp tục trợ giúp Giáo hội Trung Quốc đáp ứng được những thách thức khác nhau của nó, thúc đẩy sứ mạng truyền giáo, và đồng thời cho phép Giáo hội nơi đây được tận hưởng sự bình an đích thực.
Minh Tuệ chuyển ngữ