Vị Linh mục Congo hy vọng Đức Phanxicô sẽ đề cập đến sự tương khắc bất đồng giữa các nguồn tài nguyên và tình trạng nghèo đói

Trong bức ảnh được chụp vàongày 17 tháng 8 năm 2012 này, một thợ mỏ người Congo đang đào cassiterite, loại quặng chính của thiếc, tại mỏ Nyabibwe, ở miền đông Cộng hòa Dân chủ Congo. Bạo lực và tham nhũng gia tăng ở Trung Phi có thể là kết quả của quyết định gần đây của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ không thực thi quy tắc yêu cầu các công ty Mỹ báo cáo việc họ sử dụng khoáng sản xung đột, các nhóm dân sự Congo, các nhóm quyền và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ cảnh báo. Vào tháng 4 năm 2017, SEC cho biết họ sẽ không còn thực thi quy tắc năm 2012 yêu cầu các công ty xác minh rằng các sản phẩm sử dụng khoáng sản có giá trị của châu Phi không mang lại lợi ích cho các nhóm vũ trang (Ảnh: Marc Hofer/AP)

Trong bức ảnh được chụp vàongày 17 tháng 8 năm 2012 này, một thợ mỏ người Congo đang đào cassiterite, loại quặng chính của thiếc, tại mỏ Nyabibwe, ở miền đông Cộng hòa Dân chủ Congo. Bạo lực và tham nhũng gia tăng ở Trung Phi có thể là kết quả của quyết định gần đây của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ không thực thi quy tắc yêu cầu các công ty Mỹ báo cáo việc họ sử dụng khoáng sản xung đột, các nhóm dân sự Congo, các nhóm quyền và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ cảnh báo. Vào tháng 4 năm 2017, SEC cho biết họ sẽ không còn thực thi quy tắc năm 2012 yêu cầu các công ty xác minh rằng các sản phẩm sử dụng khoáng sản có giá trị của châu Phi không mang lại lợi ích cho các nhóm vũ trang (Ảnh: Marc Hofer/AP)

YAOUNDÈ, Cameroon – Một Linh mục Công giáo và học giả hàng đầu ở Cộng hòa Dân chủ Congo đã than phiền về tình trạng nghèo đói ngày càng tồi tệ mặc dù các nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ được tìm thấy ở một quốc gia có diện tích gần bằng Tây Âu, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng đó là một vấn đề mà Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đề cập trong chuyến viếng thăm sắp tới của mình.

Cha Godefroid Mombula Alekiabo, thư ký học thuật của Đại học Saint Augustine ở thủ đô quốc gia Kinshasa, đã phát biểu vào ngày 17 tháng 1 trong một cuộc họp báo trực tuyến được tổ chức bởi Tổ chức Từ thiện Giáo hoàng Viện trợ các Giáo hội Đau khổ về chuyến viếng thăm theo kế hoạch đến DRC và Nam Sudan từ ngày 31 tháng 1 đến ngày 5 tháng 2 sắp tới của Đức Thánh Cha Phanxicô.

“Cộng hòa Dân chủ Congo là quốc gia lớn nhất ở châu Phi cận Sahara. Nó được ưu đãi với các nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt, bao gồm các khoáng chất như coban và đồng, tiềm năng thủy điện, diện tích đất canh tác đáng kể, sự đa dạng sinh học rộng lớn và khu rừng nhiệt đới lớn thứ hai thế giới sau rừng Amazon ở Brazil”, Linh mục Mombula nói.

Trên thực tế, DRC là nơi có một trong những kim loại chính để sản xuất xe điện – coban. Vào năm 2020, DRC là công ty khai thác coban lớn nhất thế giới với sản lượng 95.000 tấn, tương đương gần 41% nguồn cung của thế giới.

Đây cũng là nhà sản xuất kim cương công nghiệp thứ sáu trên thế giới vào năm 2020 với sản lượng 3,7 triệu carat.

Ngoài ra, DRC có tiềm năng thủy điện lớn nhất ở châu Phi và là một trong những tiềm năng lớn nhất trên toàn thế giới, với tiềm năng khả thi về mặt kỹ thuật là khoảng 100.000 MW. Chỉ có khoảng 2,5% của tiềm năng này đã được phát triển cho đến nay.

Nhưng những nguồn tài nguyên khổng lồ này phần lớn đã mang lại rất ít lợi ích cho người dân. Quốc gia này xếp hạng 179 trên 191 trong Chỉ số Phát triển Con người năm 2021, với hơn 70% người dân sống với mức dưới 2 đô la một ngày.

 “Hầu hết mọi người ở Cộng hòa Dân chủ Congo đã không được hưởng lợi từ sự giàu có này”, Linh mục Mombula nói.

Thay vào đó, các nguồn tài nguyên đã trở thành một lời nguyền tai họa, đặc biệt là ở phía Đông của đất nước, nơi tập trung chủ yếu các nguồn tài nguyên.

“Một số nhóm phiến quân cạnh tranh để thu được những lợi ích vật chất và thương mại tối đa với chi phí nhân mạng cắt cổ của hàng triệu người dân Congo”, Linh mục Mombula cho biết.

Hơn 100 nhóm vũ trang hoạt động ở miền đông DRC, nơi cuộc xung đột về khoáng sản và sự pha trộn giữa các đối thủ địa chính trị và sắc tộc đã tiếp tục châm ngòi cho các cuộc giao tranh.

Một trong những nhóm nổi dậy chính – M23, được cho là được quốc gia láng giềng Rwanda hậu thuẫn. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã cáo buộc tổ chức này tham gia vào các vụ hành quyết tập thể, hãm hiếp và các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng khác.

Vào tháng 8 năm ngoái, Kivu Security Tracker, cơ quan chuyên giám sát các cuộc xung đột và các hành vi vi phạm nhân quyền, đã báo cáo rằng hơn 8.000 người đã chết vì bạo lực kể từ năm 2017.

“Lịch sử lâu dài của cuộc xung đột, biến động và bất ổn chính trị, và chế độ độc tài đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng đang diễn ra”, Linh mục Mombula cho biết.

“Ngoài ra, đã có sự di dời cưỡng bức của người dân ở phía đông của đất nước. Nhiều người sống dưới mức nghèo khổ. Khu vực tư nhân đóng một vai trò quan trọng trong việc tiếp tục chiến tranh bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, vận chuyển và tiếp thị các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Congo”, vị linh mục nói.

Những nỗ lực khu vực nhằm khôi phục hòa bình cho đất nước gặp khó khăn cho đến nay chỉ đạt được những kết quả hạn chế.

Nhóm nổi dậy chiếm ưu thế, M23, gần đây cho biết họ đang rút khỏi vị trí của mình ở thị trấn Kibumba cách Goma, một trung tâm thương mại với hơn một triệu dân, khoảng 20 km.

Nhóm phiến quân đã chiếm thị trấn trong cuộc tấn công lớn đầu tiên của họ vào năm 2012, nhưng sau các cuộc đàm phán hòa bình ở thủ đô Luanda của Angola, họ đã cam kết rút lui và bàn giao cho lực lượng quân sự của Đông Phi như một cử chỉ thiện chí sau các cuộc đàm phán ở Luanda.

Nhưng điều đó không có nghĩa là nhóm phiến quân đang rút hoàn toàn khỏi miền đông Congo, vì nhóm này vẫn đang nắm giữ một số địa phương.

Trước tất cả những xung đột này, Linh mục Mombula mong muốn Đức Thánh Cha Phanxicô mang đến một thông điệp hòa bình và hòa giải. Nhưng để hòa bình trở lại Congo, Linh mục Mombula nói, nó phải bắt đầu từ trái tim của tất cả mọi người.

“Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đến đất nước chúng ta nên nhắc nhở chúng ta rằng nhiệm vụ của chúng ta là nỗ lực làm việc để thể hiện sự hòa giải của Thiên Chúa ở đây và bây giờ. Chúng ta không cần phải đợi ở một phương trời xa xôi nào đó khi mọi vấn đề sẽ được giải quyết”, Linh mục Mombula nói.

“Bên cạnh đó, nguồn gốc xung đột của con người không thể bị loại bỏ thông qua các thể chế, mà chỉ thông qua sự cải thiện sửa đổi cá nhân của con người, nói cách khác, hòa bình không được tạo ra tại các bàn hội nghị, hoặc bởi các hiệp ước, mà là nơi chính trái tim của con người. Hơn nữa, hòa bình không thể được duy trì bằng vũ lực. Phải nhận thức rõ điều này thì mới có thể thực hiện được. Cuối cùng, hòa bình tốt đẹp hơn chiến tranh, bởi vì trong hòa bình, con trai chôn cất cha mình, nhưng trong chiến tranh, cha chôn cất con trai mình. Cần có hai bên để tạo nên một nền hòa bình lâu dài, nhưng chỉ cần một bên thực hiện bước đầu tiên”.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã báo hiệu rằng ngài sẽ đến thăm DRC, và sau đó đến Nam Sudan, với tư cách là “một lữ khách vì hòa bình”.

“Như quý vị đã biết, vào cuối tháng này, cuối cùng, tôi sẽ có thể đến Cộng hòa Dân chủ Congo với tư cách là một lữ khách vì hòa bình với hy vọng rằng bạo lực sẽ chấm dứt ở phía đông của đất nước, và đồng thời cũng hy vọng rằng con đường đối thoại và ý chí nỗ lực làm việc vì an ninh và công ích sẽ thắng thế”, Đức Thánh Cha phát biểu với các nhà ngoại giao thuộc các ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh gần đây.

Minh Tuệ (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube